Yêu quê hương qua từng nét vẽ

LCĐT - Mặc dù được tổ chức lần đầu nhưng Cuộc thi “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” do Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức đã thu hút đông học sinh trong tỉnh tham gia. Đây là sân chơi bổ ích, góp phần nuôi dưỡng niềm đam mê hội họa của các “họa sỹ nhí”.

Ngay từ nhỏ, Lò Thị Chài, học sinh lớp 8A, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Bản Cái (huyện Bắc Hà) đã thích vẽ tranh, tạo hình. Ngoài giờ học trên lớp, về nhà sau khi ôn lại bài, Chài thường tìm tòi, vẽ những bức tranh mà mình yêu thích. Em còn tham gia Câu lạc bộ vẽ của trường và thường xuyên sinh hoạt cùng các bạn vào mỗi buổi chiều thứ 5 hằng tuần. Nhờ vậy, Chài có hẳn một bộ sưu tập tranh của chính mình. Tranh của em được đánh giá là giản dị, thân thuộc nhưng không kém phần tươi mới, sáng tạo với những gam màu đa sắc được pha trộn tinh tế. Dù vẽ về phong cảnh, con người, động vật hay bất kỳ thứ gì khác, cô bé cũng không quên gửi gắm vào đó những thông điệp và ước mơ hồn nhiên, đáng yêu của mình.

Thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng, giáo viên Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Bản Cái (huyện Bắc Hà) hướng dẫn Lò Thị Chài vẽ.
Thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng, giáo viên Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Bản Cái (huyện Bắc Hà) hướng dẫn Lò Thị Chài vẽ.

Nghe thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng, giáo viên Mỹ thuật thông báo về Cuộc thi “Chúng em vẽ bức tranh quê hương”, Chài háo hức tham gia và dành thời gian tập luyện. Nhờ sự hướng dẫn của thầy giáo Tùng, sau 1 tháng, em đã hoàn thành bức vẽ “Cùng nhau vượt khó” bằng màu bột, tác phẩm đoạt giải A cuộc thi. Trong bức tranh, Chài vẽ một nhóm học sinh cầm tay nhau, gương mặt hân hoan đến trường. Em bộc bạch: Bức tranh là câu chuyện của chính em trên con đường đến trường. Ở đó có vách núi cheo leo, rừng cây rậm rạp và có cả con suối mà ngày mưa cũng như ngày nắng chúng em phải dắt tay nhau đi qua. Mặc dù khó khăn, vất vả nhưng đó là con đường giúp chúng em tìm đến con chữ.

Nguyễn Bảo Thi, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học số 2 thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên) đam mê hội họa từ nhỏ.
Nguyễn Bảo Thi, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học số 2 thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên) đam mê hội họa từ nhỏ.
Tác phẩm “Xuống chợ sớm” của Nguyễn Bảo Thi.
Tác phẩm “Xuống chợ sớm” của Nguyễn Bảo Thi.

Nguyễn Bảo Thi, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học số 2 thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên) cũng là 1 trong 2 học sinh đoạt giải A Cuộc thi “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” với tác phẩm “Xuống chợ sớm” được vẽ bằng chất liệu màu sáp. Trong màn sương mờ ảo thấp thoáng những bộ váy áo sặc sỡ, người đi bộ, người cưỡi ngựa cùng hàng hóa xuống chợ phiên. Thi bảo: Hình ảnh những buổi chợ phiên sáng sớm khiến em cảm thấy yêu quê hương mình hơn. Ở đó có phong cảnh tươi đẹp, với những con người chăm chỉ, cần cù, đáng mến.

Yêu quê hương qua từng nét vẽ ảnh 4
Tác phẩm của học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Lào Cai tham gia cuộc thi.

Họa sỹ Đỗ Chung, Trưởng Ban Giám khảo Cuộc thi “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” cho biết: Chúng tôi tổ chức cuộc thi mỹ thuật này nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ, khả năng cảm thụ, cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Đây cũng là dịp tuyên truyền, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước của tuổi trẻ thông qua các tác phẩm mỹ thuật. Cuộc thi góp phần khẳng định sứ mệnh của văn học - nghệ thuật là bồi dưỡng tâm hồn, xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, trong đó có đối tượng quan trọng là thanh thiếu niên, nhi đồng. Gần 600 tác phẩm với nhiều nội dung phong phú của các em nhỏ được Ban Giám khảo đánh giá cao từ chất liệu phong phú, bút pháp đa dạng, đến việc đầu tư đóng khung trang trọng. Một số tranh được làm công phu từ các loại hạt (gạo các màu, đậu đỗ...) giấy xé, vải xé, đính đá.

Ban Giám khảo chấm điểm các tác phẩm.
Ban Giám khảo chấm điểm các tác phẩm.

Tình yêu quê hương, nơi mình sinh ra hoặc gắn bó là tình cảm vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người. Sự kết hợp hài hòa, đan xen trong từng nét vẽ của các “họa sỹ nhí” thông qua các tác phẩm dự thi đã khắc họa phong cảnh tươi đẹp, con người chất phác, hồn hậu của vùng đất Lào Cai, vừa trong sáng, vừa sâu sắc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw