Xây dựng điểm du lịch tâm linh văn minh, hiếu khách

Đền Cô Tân An là di tích lịch sử Quốc gia, nơi thờ Công chúa Thượng Ngàn - Nguyễn Hoàng Bà Xa, người có công cùng cha là Thần Vệ Quốc Nguyễn Hoàng Bẩy đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đây cũng là điểm du lịch cấp tỉnh duy nhất tính đến thời điểm hiện tại của huyện Văn Bàn.

ta-4-675.jpg
Đền Cô Tân An (Văn Bàn) điểm du lịch tâm linh thu hút đông du khách, nhất là dịp Lễ hội đền Cô được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm.

Đền Cô Tân An thuộc thôn Tân An 2, xã Tân An (Văn Bàn). Ngôi đền tọa lạc bên tả ngạn sông Hồng, phía bên hữu ngạn là đền Bảo Hà, nơi thờ Tướng quân Nguyễn Hoàng Bẩy. Năm 2010, đền được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đến tháng 10/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận đền Cô Tân An là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tháng 5/2023, đền được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.

Lễ hội đền Cô Tân An được tổ chức vào ngày 17 tháng Giêng hằng năm với các nghi lễ, hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc các dân tộc trên địa bàn và những giá trị tâm linh to lớn. Ngôi đền nổi tiếng linh thiêng nên hằng năm luôn thu hút rất đông khách du lịch đến dâng hương, chiêm bái.

co7-9200.jpg
Du khách thập phương đến dâng hương, cầu an, cầu tài lộc tại đền Cô Tân An.

Để đáp ứng nhu cầu của du khách, đồng thời xây dựng hình ảnh đẹp cho du lịch Văn Bàn, huyện đã và đang hướng đến xây dựng nơi đây thành điểm du lịch tâm linh văn minh, hiếu khách.

co2-5031.jpg
Lễ cầu an tại Lễ hội đền Cô Tân An.

Xác định đền Cô Tân An là nơi đón nhiều du khách phương xa đến dâng hương, chiêm bái nên Ban Quản lý đã bố trí 40 ki-ốt dịch vụ sắp lễ ngay xung quanh sân đền để thuận tiện cho du khách.

Các hộ kinh doanh dịch vụ sắp lễ phải đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự trong khu vực đền. Ngoài ra, họ còn tự thống nhất một số “luật bất thành văn” để đảm bảo việc mua - bán trong khu di tích luôn văn minh, lịch sự.

co5-2269.jpg
40 ki-ốt dịch vụ hàng mã và sắp lễ được bố trí ngay cạnh sân đền nhằm tạo thuận lợi cho du khách.

Bà Nguyễn Thị Dung, chủ gian hàng Cô Dung béo là một trong những hộ đầu tiên kinh doanh dịch vụ hàng mã và sắp lễ tại di tích đền Cô Tân An. Vừa bận rộn làm bộ mã dâng Cô, bà Dung vừa chia sẻ về quan điểm cá nhân trong hoạt động kinh doanh tại khu vực đền: Tôi làm dịch vụ hàng mã ở đây đã 10 năm và luôn tâm niệm, bán hàng ở khu vực tâm linh thì phải văn minh, lịch sự, không tranh giành, chèo kéo hoặc ép khách mua hàng.

co6-8285.jpg
Bà Nguyễn Thị Dung chuẩn bị bộ mã dâng Cô.

Bà Dung tin rằng, nơi tâm linh nên mọi việc cứ hoan hỉ thì sẽ thuận lợi. Khách đến dù không mua gì thì vẫn tươi cười, niềm nở hẹn lần sau vào ủng hộ hoặc giới thiệu cho các khách khác.

00:00 / 00:00

Không giống với các điểm du lịch danh lam thắng cảnh hay vui chơi giải trí, đền Cô Tân An cũng như nhiều điểm du lịch tâm linh khác là nơi du khách sẽ lặp lại hành trình chiêm bái hằng năm, thậm chí nhiều lần mỗi năm nên việc cần tạo được thiện cảm với du khách là điều vô cùng cần thiết, thậm chí quyết định việc khách có trở lại đây nữa hay không.

Anh Trương Văn Tư, du khách tới từ Hải Dương cho biết: Đoàn chúng tôi có 5 người, đi lễ tạ cuối năm theo hành trình qua nhiều đền, như: Đông Cuông (Yên Bái), Bảo Hà, Cô Tân An và một số đền ở thành phố Lào Cai. Khi tới đây, chúng tôi có lựa chọn một gian hàng để mua thêm đồ mã và sắp lễ dâng Cô. Tôi rất hài lòng với cách những người bán hàng ở đây đón tiếp, không chỉ giúp sắp lễ miễn phí, họ còn nhiệt tình chỉ dẫn các gian thờ tự và bê lễ hộ.

00:00 / 00:00

Từ khi UBND huyện Văn Bàn thành lập Ban Quản lý Di tích và Phát triển du lịch huyện thì công tác quản lý đã có nhiều sự đổi mới, góp phần thu hút rất đông khách du lịch đến với đền Cô Tân An nói riêng và huyện Văn Bàn nói chung.

Năm 2023, có khoảng 137 nghìn lượt khách đến với đền Cô Tân An. Năm 2024, tính đến hết tháng 11, đã có hơn 230 nghìn lượt du khách đến với di tích.

Ngoài ra, nơi đây có hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi; camera giám sát an ninh được bố trí quanh khu vực đền; đã lắp đặt wifi miễn phí, bao phủ toàn bộ di tích; có đầy đủ các biển chỉ dẫn để phục vụ du khách thập phương; có dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm và các dịch vụ bổ trợ khác, đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.

co4-4048.jpg
Nhiều camera được lắp đặt xung quanh khu vực đền để đảm bảo an ninh, trật trự.

Theo bà Trần Thị Liên, Trưởng Ban Quản lý Di tích và Phát triển du lịch huyện Văn Bàn, Ban Quản lý đã có nhiều biện pháp tích cực như: chỉnh trang cảnh quan di tích, trang hoàng không gian trong và ngoài khu nội tự, trồng thêm nhiều cây xanh, thường xuyên dọn vệ sinh môi trường và đảm bảo an ninh, trật tự khu di tích. Ngoài ra, Ban Quản lý cũng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di tích đến du khách thập phương.

00:00 / 00:00

“Trong thời gian tới, Ban Quản lý Di tích và Phát triển du lịch huyện Văn Bàn sẽ tham mưu UBND huyện tuyên truyền, quảng bá thu hút du khách ngay từ những tháng đầu năm và trên nhiều kênh thông tin hơn. Đồng thời, đề nghị UBND huyện trình các cấp, ngành có thẩm quyền sớm thực hiện các quy hoạch tổng thể di tích để tiến hành đầu tư nâng cấp, tôn tạo nhằm phục vụ đón tiếp du khách tốt hơn và nâng tầm di tích”, bà Trần Thị Liên cho biết thêm.

c5-8385-3938.jpg
Phối cảnh đền Cô Tân An sau khi thực hiện quy hoạch.

Hiện nay, đền Cô Tân An đã được phê duyệt quy hoạch mở rộng và đầu tư thêm các hạng mục, như: bãi đỗ xe, khu tập kết rác thải, khu xây dựng bể chứa xử lý nước thải và xây dựng hạ tầng kỹ thuật khác.

Bước chân vào không gian ngôi đền thiêng, du khách sẽ cảm nhận được những sắc màu tâm linh hòa vào nét kiến trúc độc đáo, nhang trầm tỏa hương thơm ngát, xen lẫn tiếng chuông ngân, tiếng mõ là lời thỉnh cầu bình an của người dân và du khách thập phương. Ngôi đền không chỉ mang giá trị văn hóa tâm linh mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử to lớn, đồng thời là điểm du lịch góp phần phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội cho địa phương.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Theo công bố mới nhất, bộ phim tiểu sử về các thành viên nhóm nhạc huyền thoại The Beatles sẽ xuất hiện trên màn ảnh rộng vào tháng 4/2028. Điều khiến dư luận quan tâm hiện nay là gương mặt nào sẽ đảm nhận trọng trách hóa thân thành “tứ quái” nước Anh.

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi những giai điệu vang lên trong không gian của các địa danh lịch sử, chúng không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn làm sống lại ký ức, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo cách sáng tạo.

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

fb yt zl tw