Xã Phú Nhuận tổ chức Lễ hội đền Cô Ba năm 2024

Sáng 7/4, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng tổ chức Lễ hội đền Cô Ba năm 2024.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lê hội 1.jpg
Lễ hội 2.jpg
Thực hiện nghi lễ rước tại lễ hội.

Lễ hội đền Cô Ba gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Trong phần lễ diễn ra nghi lễ rước kiệu, nghi lễ tế truyền thống...

Trong phần hội, các đại biểu và du khách được thưởng thức những tiết mục văn nghệ do những diễn viên không chuyên trên địa bàn xã Phú Nhuận biểu diễn. Cùng với đó là các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, bịt mắt đánh trống, đi cầu cạn, đánh bóng, đánh yến…

Lễ hội 3.jpg
Biểu diễn văn nghệ chào mừng.

Sau các tiết mục văn nghệ chào mừng, các đại biểu và du khách ôn lại truyền thống lịch sử của đền.

Lễ hội 4.jpg
hình đảy gậy.jpg
Đông đảo người dân tham gia môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian.

Đền Cô Ba là ngôi đền cổ do Nhân dân địa phương lập để thờ phụng cô Ba, một nhân vật trong đạo Mẫu Tứ Phủ ở Việt Nam.

Đền được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2018. Ngày nay, người dân ở xã Phú Nhuận vẫn tương truyền sự tích về cô Ba. Chuyện kể rằng, vùng đất này năm xưa có nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, lại hay giúp đỡ dân lành. Nàng rất thạo việc sông nước nên thường dạy Nhân dân trong vùng cách đi lại trên sông và đánh bắt thủy sản ở sông suối, vì thế người dân trong vùng hết sức yêu mến, kính trọng. Sau khi công chúa mất, người dân lập đền thờ phụng. Từ đó, đền Cô Ba trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, gắn với đời sống tín ngưỡng của Nhân dân các dân tộc xã Phú Nhuận và các địa phương lân cận.

Hiện nay, ngôi đền đã được trùng tu khang trang và ngày càng thu hút đông du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Lễ hội đền Cô Ba là dịp để Nhân dân tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông để lại, đồng thời góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển kinh tế du lịch, đáp ứng nhu cầu tâm linh của Nhân dân và du khách thập phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

fb yt zl tw