WHO cảnh báo về một đại dịch mới

Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.

(PLVN) - Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

Mới đây, tại cuộc họp thứ 13 của Cơ quan đàm phán liên chính phủ về thỏa thuận đại dịch của WHO ngày 7/4, Tổng Giám đốc WHO đã nhắc lại hậu quả khủng khiếp của đại dịch COVID-19 trên khắp thế giới. Ông nhấn mạnh rằng "đại dịch tiếp theo sẽ không chờ đợi cho đến khi mọi thứ lắng xuống".

Cụ thể, trên vtv.vn đưa tin, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các chính phủ đầu tư vào an ninh y tế và hoàn thiện Thỏa thuận Đại dịch - một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa và ứng phó với đại dịch.

"Một đợt đại dịch lây nhiễm tương tự mới có thể xảy ra trong 20 năm hay lâu hơn, hoặc có thể xảy ra vào ngày mai. Nhưng nó sẽ xảy ra, và dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải sẵn sàng", Tổng Giám đốc WHO nói, mô tả đó là một điều chắc chắn về mặt dịch tễ học, không phải là một rủi ro về lý thuyết.

"Đại dịch COVID-19 giờ đây có vẻ như là một ký ức xa vời, bị lấn át bởi xung đột, gián đoạn địa chính trị và kinh tế. Nhưng đại dịch tiếp theo sẽ không đợi cho đến khi mọi thứ lắng xuống", ông nói thêm: "Đó là lý do tại sao thế giới cần sự tham gia và lãnh đạo của các bạn để đưa Thỏa thuận Đại dịch của WHO đến đích".

Người đứng đầu WHO bày tỏ hy vọng có thể đạt được sự đồng thuận trong các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Đại dịch của WHO. Ông đảm bảo, "thỏa thuận này sẽ không vi phạm chủ quyền của bất kỳ quốc gia thành viên nào. Trên thực tế, ngược lại, nó sẽ tăng cường chủ quyền quốc gia và hành động quốc tế".

Ngày 8/4, Mỹ đã đề xuất khoản chi cho ngân sách quốc phòng kỷ lục 1.000 tỷ USD. Vào tháng 3, Liên minh châu Âu đã công bố một kế hoạch huy động tới 800 tỷ Euro để quân sự hóa khối này, với lý do nhận thấy mối đe dọa từ Nga.

Mặc dù Thỏa thuận Đại dịch đang được thảo luận tại WHO không nêu rõ số tiền chính xác mà các chính phủ dự kiến sẽ phân bổ, nhưng nó nhằm mục đích cải thiện sự chuẩn bị và ứng phó trên toàn cầu đối với các mối đe dọa dịch bệnh trong tương lai.

Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 77 được tổ chức tại Geneva từ ngày 27/5 đến ngày 1/6/2024, đã nhất trí đưa ra các sửa đổi đối với Quy định Y tế Quốc tế và tiếp tục đàm phán về thỏa thuận đại dịch.

Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm do COVID-19 có hiệu lực từ cuối tháng 1/2020 đến ngày 5/5/2023. Theo WHO, tính đến ngày 23/3/2025, 777.684.506 ca nhiễm coronavirus đã được báo cáo trên toàn thế giới với 7.092.720 trường hợp tử vong.

Theo baophapluat.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ngày càng len lỏi vào hệ thống phân phối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào ngành y tế, vấn đề đặt ra hiện nay là cuộc chiến chống thuốc giả, không chỉ là trách nhiệm hành chính. Đó là phép thử về năng lực quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ và đặc biệt - là thước đo đạo lý của xã hội.

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

fb yt zl tw