Vượt qua định kiến, vươn lên làm chủ mô hình kinh tế

Vượt qua những định kiến, phụ nữ vùng cao xã Thào Chư Phìn đã và đang từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế với nhiều hướng đi mới, trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua giảm nghèo tại huyện Si Ma Cai.

Năm 2020, chị Lù Thị Tỷ ở thôn Sán Chá đã tiên phong chuyển đổi 0,5 ha đất nương kém hiệu quả sang trồng cây ổi nữ hoàng. Chị Tỷ về Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội) chọn mua cây giống và học hỏi kinh nghiệm. Cây ổi thích nghi khá tốt với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương nên chỉ sau 2 năm đã cho thu hoạch, giúp gia đình chị thu lãi 10 triệu đồng trong vụ đầu tiên.

baolaocai-br_tcp-1.jpg
Chị Tỷ làm giàu từ trồng ổi nữ hoàng.

Tuy nhiên, qua vụ thu hoạch đầu, mặc dù cây ổi khá sai quả nhưng do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên bị sâu nhiều, quả nhỏ và chỉ bán được cho người dân trong xã, chị Tỷ đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Từ những vụ sau, chị chú trọng hơn khâu chăm sóc từ lúc ra hoa, mạnh dạn tỉa bớt quả non theo đúng kỹ thuật; áp dụng phương pháp bọc quả bằng túi xốp thưa và túi ni-lông nhằm hạn chế sâu bệnh hại. Năm 2024, vườn ổi giúp gia đình chị có thu nhập hơn 50 triệu đồng.

baolaocai-br_tcp-2.jpg
Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình trồng ổi của gia đình chị Tỷ.

Không dừng lại ở đó, tháng 3/2024, chị Tỷ mạnh dạn làm mô hình du lịch trải nghiệm vườn ổi mùa quả chín nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Chị Tỷ chia sẻ: “Bản thân tôi rất phấn khởi khi có nguồn thu nhập ổn định và cao hơn so với trồng lúa nương trước đây. Tôi sẽ tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình theo hướng du lịch trải nghiệm để ngày càng thu hút khách tham quan”.

baolaocai-br_tcp-3.jpg
Chị Giàng Thị Liên phát triển mô hình chanh tứ quý.

Câu chuyện của chị Giàng Thị Liên ở thôn Thào Chư Phìn cũng là minh chứng rõ nét cho tinh thần dám nghĩ, dám làm của phụ nữ xã Thào Chư Phìn. Chị Liên đã chuyển đổi diện tích khu đất nương ven sông Chảy của gia đình sang trồng 300 cây chanh tứ quý. Chị cho biết ban đầu khi xây dựng mô hình đã rất băn khoăn vì trong xã chưa có ai trồng loại cây này để đến học tập và trao đổi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, với đức tính cần cù, chịu khó, chị Liên tích cực tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc chanh tứ quý hiệu quả, đạt năng suất cao. Sau 4 năm trồng, cây phát triển tốt, cao 1,5 - 2 m, phân tán rộng và sai quả. Mỗi năm cho thu hoạch khoảng 3 tấn quả, với giá bán bình quân 20.000 đồng/kg đem lại nguồn thu cao gấp hàng chục lần so với trồng ngô trước đây. Nhờ tích cực quảng bá trên mạng xã hội, sản phẩm quả chanh của gia đình chị Liên được nhiều thương lái trong và ngoài huyện đến thu mua.

Không những vậy, tháng 3/2024, chị Giàng Thị Liên còn mạnh dạn trồng thử nghiệm thêm 2 sào dưa hấu. Đất cằn và khí hậu lạnh vùng cao không làm khó chị. Chị áp dụng kỹ thuật tạo luống, phủ màng ni-lông, chăm sóc cây dưa hấu theo hướng hữu cơ. Sau 3 tháng, vườn dưa hấu đã cho thu hoạch, gia đình chị thu được hơn 1 tấn quả và có một số thương lái tìm đến thu mua.

Trong suốt quá trình khởi nghiệp, phát triển các mô hình trồng cây ăn quả, chị Liên luôn nhận được sự ủng hộ, chia sẻ từ chồng. Anh Sùng Seo Sang - chồng chị Liên chia sẻ: “Sau thành công của việc trồng cây chanh tứ quý, tôi rất ủng hộ quyết định trồng thêm cây dưa hấu của vợ. Năm tới, chúng tôi dự định mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả và học hỏi thêm kỹ thuật để năng suất đạt cao hơn”.

tcp-6.jpg
Nhiều gia đình hội viên phụ nữ mạnh dạn đưa cây trồng mới vào sản xuất.

Ngoài các mô hình trồng trọt, phụ nữ xã Thào Chư Phìn còn mạnh dạn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và kết hợp phát triển nông nghiệp với du lịch. Điển hình là chị Vàng Thị Sín ở thôn Sán Chá nuôi bò và dê mang lại thu nhập hơn 50 triệu đồng/năm; chị Ly Thị Súng ở thôn Hô Sáo Chải với mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa và trâu sinh sản giúp gia đình có thu nhập hơn 40 triệu đồng/năm; chị Ly Thị Vàng ở thôn Thào Chư Phìn trồng hoa phát triển du lịch cộng đồng giúp gia đình có thu nhập 30 triệu đồng/vụ... Nhiều chị em khác với đôi bàn tay khéo léo còn phát triển các nghề thủ công truyền thống như thêu, dệt thổ cẩm, vừa góp phần bảo tồn văn hóa vừa tăng thu nhập cho gia đình. Toàn xã hiện có 10 mô hình may, thêu do phụ nữ làm chủ, tạo việc làm cho 25 chị em. Các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương mà còn xuất bán ra nhiều thị trường trong nước và thế giới.

baolaocai-br_449657908-3158420827628591-1289110926464000452-n.jpg
baolaocai-br_tcp-4.jpg
Một mô hình trồng hoa phục vụ du lịch trải nghiệm.

Trên địa bàn xã Thào Chư Phìn hiện có 20 mô hình phụ nữ làm chủ kinh tế có nguồn thu lãi từ 40 triệu đồng/năm trở lên. Chị Thào Thị Sáo, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn cho biết: “Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã chủ động triển khai các hoạt động truyền thông cộng đồng, đặc biệt là nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, góp phần làm thay đổi tư duy phái yếu, không chỉ làm tròn vai trò chăm lo, vun vén gia đình mà còn giúp chị em tự tin khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương”.

baolaocai-br_tcp-7.jpg
Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn ra mắt mô hình "1+1" duy trì nghề may, thêu thủ công truyền thống.

Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong hoạt động tư vấn, dạy nghề, hướng nghiệp cho hội viên phụ nữ. Đồng thời, Hội Phụ nữ xã tổ chức lồng ghép sinh hoạt chi hội với việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của các hội viên trong sản xuất, kinh doanh; tổ chức các buổi tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ trong và ngoài xã. Cùng với đó, để hỗ trợ chị em tiếp cận các nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hỗ trợ hơn 105 hội viên phụ nữ vay vốn với số tiền hơn 8 tỷ đồng.

Thời gian tới, Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn tiếp tục tuyên truyền, vận động phụ nữ trong xã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình kinh tế từ lợi thế, tiềm năng nông nghiệp của địa phương; thúc đẩy phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Tả Gia Khâu tự tin khẳng định mình

Phụ nữ Tả Gia Khâu tự tin khẳng định mình

Vượt qua tuyến đường quanh co, dốc vắt vẻo trên lưng núi, chúng tôi đến Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương vào một ngày đầu tháng 12. Miền sơn cước vào đông, những núi đá tai mèo chìm trong màn sương mờ, cái lạnh buốt thấm vào da thịt.

Phụ nữ Cốc Lầu nói không với tảo hôn

Phụ nữ Cốc Lầu nói không với tảo hôn

Nhằm phát huy vai trò trong công tác phòng chống tảo hôn cũng như phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình, Hội Phụ nữ xã Cốc Lầu (Bắc Hà) đã thành lập mô hình Câu lạc bộ "Nói không với tảo hôn và các hủ tục lạc hậu".

[Infographic] Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Giai đoạn "vàng" để trẻ phát triển toàn diện

[Infographic] Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Giai đoạn "vàng" để trẻ phát triển toàn diện

1.000 ngày đầu đời (từ khi thụ thai đến khi trẻ tròn 2 tuổi) là khoảng thời gian quan trọng quyết định sự phát triển thể chất, trí tuệ và sức khỏe lâu dài của trẻ. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, cả về chiều cao, cân nặng lẫn não bộ. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối trong thời gian này giúp trẻ phát triển tối ưu và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

[Ảnh] Bắc Hà: Nhân lên các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

[Ảnh] Bắc Hà: Nhân lên các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Bắc Hà đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất và huy động sự tham gia của hội viên để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Sự hỗ trợ đó đã giúp nhiều hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

Xã Điện Quan (Bảo Yên): Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

3 năm trở lại đây, các tổ truyền thông cộng đồng theo Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được thành lập tại các thôn, bản, đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn xã.

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Trong hình dung của nhiều người, khi nói về bình đẳng giới thường là những vấn đề liên quan chủ yếu đến phụ nữ. Vậy nhưng lại có những nam giới thực hiện việc tuyên truyền này, họ sẽ gặp những khó khăn gì và đã nỗ lực như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ? Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với anh Bàn Văn Nghiêm, Tổ phó Tổ truyền thông cộng đồng thôn 2 Nhai Tẻn, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên phần nào làm rõ hơn những vấn đề nêu trên.

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Hội Phụ nữ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) và các tổ truyền thông cộng đồng thôn đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, qua đó từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình tại địa phương.

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

fb yt zl tw