Kỷ niệm 24 năm Ngày tái lập huyện Si Ma Cai (22/9/2000 – 22/9/2024):

Vùng cao biên cương ngày càng phát triển

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào 15 dân tộc anh em cùng chung sống tại huyện Si Ma Cai đã đoàn kết, chung sức xây dựng và phát triển quê hương. Từ một huyện vùng cao, biên cương vừa đói, vừa nghèo nay đã khoác lên mình diện mạo hoàn toàn đổi thay.

Ngày 18/8/2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện Bắc Hà để tái lập huyện Si Ma Cai. Ngày 22/9/2000, các cơ quan của huyện Si Ma Cai chính thức vận hành, mở ra chặng đường mới cho lịch sử huyện vùng cao, biên giới.

smc 1.jpg
Trung tâm huyện lỵ Si Ma Cai.

Lật từng trang cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Si Ma Cai, trở lại năm 2000, thời điểm khi tái lập huyện, kinh tế địa phương nghèo nàn, toàn huyện có hơn 70% là hộ nghèo, đói; tổng sản lượng lương thực đạt 7.800 tấn và độ che phủ rừng chỉ đạt 15,38% diện tích tự nhiên. Lúc bấy giờ, cơ sở hạ tầng khá lạc hậu, toàn huyện chỉ có 3 xã có điện lưới quốc gia, 8/13 xã có đường cấp phối và chỉ có 6% dân số được xem truyền hình. Ngoài ra, một nửa số hộ trên địa bàn không được nghe các phương tiện truyền thanh thông tin.

smc 10.jpg
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Si Ma Cai - Lý Xuân Thành phát biểu tại Lễ hội Gầu tào Sín Chéng năm 2024.

Sinh ra, lớn lên tại Si Ma Cai và có gần 30 năm công tác, giữ nhiều cương vị khác nhau tại địa phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lý Xuân Thành là người hiểu rõ quê hương mình: “Thực sự rất gian khó, Si Ma Cai như biệt lập với thế giới bên ngoài vậy, đường đến trung tâm huyện còn khó khăn chứ chưa nói đến việc đi cơ sở. Người dân sống tự cung, tự cấp, khép mình trong những bản làng, chỉ biết trời sáng rồi lại tối mà không có khái niệm gì về tương lai”.

smc 5.jpg
Si Ma Cai tập trung phát triển vùng trồng cây ăn quả ôn đới theo hướng hàng hóa.

Qua 5 kỳ Đại hội Đảng bộ huyện từ năm 2000 đến nay, mỗi giai đoạn khác nhau đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, phù hợp với thực tế. Mục tiêu xuyên suốt qua các thời kỳ, đó là thực hiện công tác giảm nghèo, khai thác lợi thế, tiềm năng địa phương, tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc.

smc 11.jpg
Người dân tích cực tham gia mô hình trồng rau trái vụ, duy trì diện tích trồng trên 60 ha/năm.

Vượt qua muôn ngàn khó khăn, thách thức, huyện Si Ma Cai sau 24 năm tái lập đã có những bước phát triển vượt bậc. Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo tại địa phương. So với năm 2000, tổng sản lượng lương thực có hạt hiện nay đạt hơn 22.000 tấn (tăng gấp 2,8 lần); tổng đàn gia súc gần 44.000 con (tăng gấp 6 lần). Không chỉ tập trung vào cây lúa, cây ngô đảm bảo đời sống và an ninh lương thực như trước đây mà hiện nay, huyện tập trung khai thác lợi thế phát triển cây ăn quả ôn đới, dược liệu, rau trái vụ với quy mô hơn 1.500 ha. Nhờ vậy, thu nhập bình quân của người dân đến hết năm 2023 đạt 35,28 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 40,74%. Đối với lâm nghiệp, hiện tỷ lệ che phủ rừng của địa phương đã nâng lên 44%, tăng gấp 2,8 lần so với năm 2000.

smc 8.jpg
z5769785991951_9bed68056175d8992b18b6871dec5f46.jpg
DSC_3792.JPG
Si Ma Cai khai thác cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tiềm năng nông nghiệp để phát triển du lịch nhằm tăng thu nhập cho người dân.

Từ địa phương gần như là con số “0” thì đến nay, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp của Si Ma Cai đã có những dấu ấn lớn với điểm nhấn là dự án thủy điện Pa Ke có công suất 26 MW. Các hoạt động khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, nghề truyền thống thống đã mang lại giá trị hơn 50 tỷ đồng/năm cho địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch những năm gần đây có những bước tiến vượt bậc nhờ vào việc khai thác cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa truyền thống đa dạng của đồng bào dân tộc thiểu số và đời sống nông nghiệp của người dân. Nhờ vậy, mỗi năm, huyện thu hút hơn 60.000 lượt khách và đem lại nguồn thu hơn 15 tỷ đồng/năm.

smc 3.jpg
Cán bộ cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách.

Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự chung sức, đồng thuận của người dân, kết cấu hạ tầng của huyện Si Ma Cai đến nay đã tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân. Tính đến hết năm 2023, toàn huyện có 100% chiều dài các tuyến đường liên xã, liên thôn, 85% đường giao thông nội thôn, nội đồng được cứng hóa; trên 97% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Về lĩnh vực văn hóa - xã hội, hiện có 72,5% số trường học của huyện đạt chuẩn quốc gia; 100% các thôn, bản được lắp đặt trang - thiết bị phục vụ công tác thông tin, truyền thông; 60/62 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa...

Phụ nữ Thu Lao xã Thào Chư Phìn (Si Ma Cai) gìn giữ nghề dệt truyền thống.jpg
Đồng bào Thu Lao trên địa bàn tích cực giữ nghề truyền thống.

Trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, từ 23 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện năm 2000 đến nay đã phát triển thành 41 chi - đảng bộ trực thuộc với 2.492 đảng viên (tăng 6,5 lần so với số lượng đảng viên năm đầu tái lập huyện). Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên không ngừng nâng cao. Các cấp ủy cơ sở tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, chất lượng sinh hoạt, xác định rõ được vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Công tác củng cố hệ thống chính quyền các cấp theo hướng đổi mới, ngày càng vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, chú trọng gần dân, sát cơ sở.

smc 2.jpg
Giao thông nông thôn ngày càng được quan tâm đầu tư và người dân luôn sẵn sàng hiến đất mở đường.

Đồng chí Lý Xuân Thành, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Si Ma Cai khẳng định: “Những kết quả, thành tựu nổi bật đã đạt được là sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân. Có thể nhận thấy qua chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2023 - 2024, sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết chuyên đề về hiến đất và tài sản để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng thuận hiến hơn 100 ha đất phục vụ làm đường giao thông nông thôn”. Trong phát triển sản xuất, sự thay đổi rõ rệt là người dân đã chuyển dần nhận thức từ tự cung, tự cấp sang tư duy nông nghiệp hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm nông sản đặc hữu có tính cạnh tranh và bán ra thị trường, đem lại nguồn thu giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

smc 6.jpg
Cuộc sống ấm no ở những bản làng vùng cao, biên giới trên địa bàn huyện Si Ma Cai.

Phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo cùng tư duy đổi mới và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Si Ma Cai sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra, đưa kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thị xã Sa Pa: 1.046 học sinh được hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Thị xã Sa Pa: 1.046 học sinh được hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Sáng 21/9, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Trung tâm Đào tạo sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, Trường Cao đẳng Lào Cai, Ban An toàn giao thông thị xã Sa Pa tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; hướng dẫn kỹ năng điều khiển xe máy điện, xe gắn máy an toàn tại Trường THPT số I thị xã Sa Pa.

Bão lũ và những điều mất - được

Bão lũ và những điều mất - được

Thiên tai, bão lũ hay bất cứ một sự rủi ro nào là điều chẳng ai mong muốn. Có điều trong hoạn nạn, mỗi người Việt Nam chúng ta mới thật sự có trải nghiệm, cảm nhận, thấu hiểu được đâu là mất mát, đau thương, đâu là giá trị của yêu thương, hạnh phúc. Qua cơn bão số 3 đã phần nào khắc họa giá trị đó.

Diễn đàn Tổng Biên tập "Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?"

Diễn đàn Tổng Biên tập "Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?"

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp – hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Bài cuối: Chung tay giúp Nhân dân vùng lũ A Lù sớm ổn định cuộc sống

Về vùng lũ A Lù Bài cuối: Chung tay giúp Nhân dân vùng lũ A Lù sớm ổn định cuộc sống

Trận mưa bão kèm sạt lở đất kinh hoàng rạng sáng ngày 9/9/2024 đã gây ra bao đau thương và nhiều thiệt hại đối với Nhân dân các dân tộc xã A Lù, huyện Bát Xát. Sau khi trận lũ xảy ra, cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng đã khẩn trương người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.

fbytzltw