Vụ sữa bột giả quy mô lớn: Hệ sinh thái có tới 9 công ty, sản phẩm "phủ" toàn quốc

Mặc dù là hai ông chủ đích thực của Hacofood Group và Rance Pharma cùng các công ty trong hệ sinh thái này, nhưng Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã chuyển giao cho Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Văn Tú làm người đại diện pháp luật. Thực tế, Cường và Hà là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm.

Đây là vụ án lớn trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm vừa được Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp điều tra, triệt phá.

Cơ quan điều tra làm việc với Nguyễn Thành Luân, Giám đốc Công ty Rance Pharma ngay tại hiện trường.
Cơ quan điều tra làm việc với Nguyễn Thành Luân, Giám đốc Công ty Rance Pharma ngay tại hiện trường.

Bước đầu, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã làm rõ vai trò của từng đối tượng chủ chốt trong đường dây sản xuất và tiêu thụ sữa giả quy mô cực lớn này. Nhất là, 2 đối tượng chủ mưu, cầm đầu Vũ Mạnh Cường (SN 1979, HKTT tại thôn My Thượng, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội) và Hoàng Mạnh Hà (SN 1979, HKTT : Chung cư CT3 The Pride, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) và 3 đối tượng giúp sức trực tiếp: Nguyễn Thành Luân (SN 1988, HKTT tại Tổ dân phố Phúc Lý 3, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội); Nguyễn Văn Tú (SN 1981, HKTT tại tổ 13, Yên Lộ, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) và Hồ Sỹ Ý (SN 1988, HKTT tại xã Hồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).

Trong đó, xác định Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà là chủ mưu, trực tiếp đứng ra liên kết, góp vốn, huy động cổ đông sáng lập ra hệ sinh thái các doanh nghiệp nêu trên và cũng là cổ đông góp vốn chính tại Công ty Hacofood và Công ty Rance Pharma; đồng thời cũng là đối tượng chính, chủ mưu cầm đầu trong điều hành hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm sữa bột.

Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ liên quan vi phạm của đường dây sản xuất, kinh doanh sữa bột giả quy mô khủng này.
Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ liên quan vi phạm của đường dây sản xuất, kinh doanh sữa bột giả quy mô khủng này.

Cơ quan điều tra cũng làm rõ, thủ đoạn tinh vi của đường dây sản xuất và tiêu thụ sữa giả này. Ngoài lập 2 Công ty Hacofood Group và Công ty Rance Pharma, mở nhà máy tại địa chỉ Khu Công nghiệp Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội để sản xuất các sản phẩm sữa bột giả, Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà còn liên doanh, liên kết bằng hình thức góp cổ phần với nhiều đối tượng khác thành lập ra 9 công ty, tạo nên một hệ sinh thái với mục đích để các công ty này đứng tên hồ sơ công bố các dòng sản phẩm (nhãn thương hiệu sản phẩm) và trực tiếp kinh doanh, phân phối tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy của Công ty Hacofood Group và Công ty Rance Pharma.

Cận cảnh một số thiết bị tại nhà xưởng Nhà máy sản xuất sữa bột tại Công ty Rance Pharma tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Cận cảnh một số thiết bị tại nhà xưởng Nhà máy sản xuất sữa bột tại Công ty Rance Pharma tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

9 công ty trong hệ sinh thái này gồm: Công ty cổ phần Dược quốc tế Group (Giám đốc Vũ Mạnh Cường); Công ty cổ phần dược quốc tế Big Four Pharma (Giám đốc Phạm Chí Đảng); Công ty CP dược quốc tế Long Khang Group (Giám đốc Nguyễn Thị Mai Hương); Công ty CP dinh dưỡng y học BFF (Giám đốc Phạm Thị Hương); Công ty cổ phần dược quốc tế Safaco Group (Giám đốc Nguyễn Văn Tuấn); Công ty cổ phần dược quốc tế Darifa Group (Giám đốc Nguyễn Văn Thắng); Công ty cổ phần dược quốc tế Win CT (Giám đốc Nguyễn Văn Tú); Công ty cổ phần dược phẩm dinh dưỡng Phúc An Khang (Giám đốc Nguyễn Thành Luân); Công ty CP dược Á Châu (Giám đốc Nguyễn Thành Luân).

Cán bộ điều tra tiến hành kiểm đếm đối với hàng ngàn sản phẩm sữa bột giả các loại bị thu giữ.
Cán bộ điều tra tiến hành kiểm đếm đối với hàng ngàn sản phẩm sữa bột giả các loại bị thu giữ.

Mặc dù là chủ đích thực của Hacofood Group và Rance Pharma cùng các công ty trong hệ sinh thái này nhưng từ cuối năm 2024, cả Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã lần lượt chuyển giao cho người khác đứng tên làm giám đốc đại diện pháp luật của Hacofood Group và Rance Pharma. Trên thực tế, cả Cường và Hà mới là ông chủ thực sự chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của 2 công ty và hệ sinh thái này.

Theo đó, tháng 8/2024, Hoàng Mạnh Hà chuyển giao cho Nguyễn Thành Luân làm Giám đốc và đại diện pháp luật của Công ty Rance Pharma. Nhưng trên thực tế công việc của Luân tại Công ty Rance Pharma chỉ là nhân viên phụ trách mảng kinh doanh. Đồng thời, Luân còn là Giám đốc Công ty CP Dược Á Âu và Công ty Phúc An Khang là 2 công ty trong hệ sinh thái trên.

Tháng 10/2024, Nguyễn Văn Tú cũng được Vũ Mạnh Cường chuyển giao làm Giám đốc, đại diện pháp luật của Công ty Hacofood Group. Thực tế công việc của Tú tại công ty này chỉ là nhân viên phụ trách mảng kinh doanh; đồng thời Tú còn là Giám đốc Công ty Win CT trong hệ sinh thái nêu trên.

Cơ quan điều tra thu thập tài liệu hồ sơ phục vụ công tác điều tra.
Cơ quan điều tra thu thập tài liệu hồ sơ phục vụ công tác điều tra.

Thực tế cho thấy, hiện Vũ Mạnh Cường giữ cổ phần chính tại Công ty Hacofood Group và Công ty Rance Pharma; Giám đốc Công ty Cổ phần dược quốc tế Group; nắm giữ cổ phần các công ty trong hệ sinh thái: 53,84% trong Công ty Rance Pharma, 27% tại Công ty Hacofood, 20% tại Công ty Big Four, 20% tại Công ty Long Khang, trực tiếp là người đại diện trước pháp luật của các chi nhánh Công ty Hacofood tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Dương và Hưng Yên.

Hoàng Mạnh Hà là người nắm giữ cổ phần chính của Công ty Rance Pharma; nắm giữ cổ phần các công ty trong hệ sinh thái: 45,19 % tại Công ty Rance Pharma, 27% tại Công ty Hacofood, 20% tại Công ty Big Four, 20% tại Công ty Long Khang và là Giám đốc các chi nhánh Công ty Rance Pharma tại 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên và Thái Nguyên.

Còn Hồ Sỹ Ý (SN 1988), HKTT tại xã Hồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh được Vũ Mạnh Cường, Hoàng Mạnh Hà giao trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất tại nhà máy của hai Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group, trong đó có nội dung chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng sản phẩm được sản xuất tại hai nhà máy này.

Hiện, vụ án đang được tiếp tục đấu tranh mở rộng.

Theo cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu và mua bán vũ khí thô sơ quy mô lớn

Triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu và mua bán vũ khí thô sơ quy mô lớn

Ngày 11/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ triệt phá thành công chuyên án “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và tàng trữ, mua bán các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ quy mô lớn, liên quan đến nhiều đối tượng trong cả nước.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Việt Nam

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Việt Nam

Ngày 10/4 (giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có các cuộc làm việc với Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick.

Khởi tố Tiktoker lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Khởi tố Tiktoker lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Ngày 10/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Văn Dưỡng (39 tuổi, thường trú tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam), tức Tiktoker Dưỡng Dướng Dường về tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo lừa đảo tuyển sinh đại học

Cảnh báo lừa đảo tuyển sinh đại học

Ngày 9/4, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, mùa tuyển sinh Đại học năm 2025 đang tới gần. Đây cũng là thời điểm các đối tượng lừa đảo hoạt động mạnh, lợi dụng tâm lý lo lắng của phụ huynh, thí sinh để thực hiện nhiều chiêu trò tinh vi.

Báo động tình trạng coi thường pháp luật về đảm bảo an toàn đường sắt

Báo động tình trạng coi thường pháp luật về đảm bảo an toàn đường sắt

Tình trạng coi thường quy định pháp luật, vi phạm Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường sắt đang có chiều hướng gia tăng, nhất là vi phạm qua các đường ngang cảnh báo tự động, tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn về tài sản đường sắt Quốc gia và mất an toàn giao thông đường sắt.

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố, hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra vụ án liên quan đến việc sản xuất và quảng bá kẹo rau củ Kera. Không ít lần, công chúng cũng đã vạch trần, cơ quan chức năng đã xử phạt người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật nhưng dường như mọi hình phạt vẫn chưa đủ sức răn đe.

Những vi phạm nghiêm trọng tại dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2

Những vi phạm nghiêm trọng tại dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Trong đó, Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều vi phạm nghiêm trọng về quy định đấu thầu và lựa chọn đơn vị tư vấn.

fb yt zl tw