Vu lan nghĩ về đạo hiếu

Dâng cúng một lễ Vu lan không khó lắm, nhưng việc vô cùng khó là 365 ngày trong năm và dài hơn nữa con cháu đầy ắp lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ mới thật khó, nhất là những gia đình có ông bà, cha mẹ yếu đau...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo truyền thống, tháng Bảy âm lịch với lễ Vu lan được biết đến như một tháng thể hiện lòng biết ơn đấng sinh thành, biết ơn tổ tiên của mỗi người. Có thể nói đây là tháng biểu hiện tập trung nhất của tín ngưỡng thờ cúng ông bà và đạo hiếu với cha mẹ của người Việt.

Vào dịp này, người ta thường làm lễ cầu siêu cho ông bà đã qua đời; phóng sinh, cầu phúc cho cha mẹ an khang, trường thọ… Mỗi người một cách khác nhau, tùy theo xu hướng tín ngưỡng và điều kiện, hoàn cảnh. Có người chỉ đơn sơ dâng cúng tổ tiên ở nhà, có người đi nhiều chùa, cúng nhiều nơi, đốt nhiều vàng mã mới yên lòng.

Và theo phong cách của Nhật Bản được nhiều nơi thực hiện: Ai còn mẹ cha thì được hạnh phúc cài lên áo hai bông hồng màu đỏ, ai không còn cha mẹ trên đời thì cài bông hồng màu trắng để bày tỏ lòng tiếc thương.

Tất cả những hình thức thể hiện đó đều để tôn vinh công ơn sinh thành của cha mẹ đối với con cái, của ông bà tổ tiên đối với con cháu. Nên dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo nào thì con người trên khắp hoàn cầu đều tương đồng ở tình cảm sâu nặng đó. Tình mẫu tử ở Việt Nam cũng giống như ở bất cứ nước nào khác, và tình phụ tử của người Việt Nam chắc chắn cũng tương đồng với các dân tộc dù khác văn hóa, dù khác tín ngưỡng.

Do đó, lễ Vu lan là dịp để mỗi người con cúi đầu suy nghĩ, lắng lòng mình lại để thêm hiếu kính cha mẹ, để nuôi dưỡng tình cảm thêm nồng ấm, trách nhiệm. Với những ai may mắn còn cha mẹ thì tự nhắc nhở mình hãy cố gắng hết lòng hiếu kính, lễ phép, chăm sóc cha mẹ chu đáo. Còn người mà cha mẹ đã đi xa thì tự nhắc mình không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời luôn giữ gìn nền nếp gia phong, anh em hòa thuận để ở nơi xa xôi cha mẹ có thể mỉm cười. Đó mới là báo hiếu thật sự có ý nghĩa.

Trong xã hội hiện đại, việc chăm sóc cha mẹ già có nhiều thuận lợi về mặt phương tiện, nhưng cũng có nhiều trở ngại khác xa với xã hội nông nghiệp cổ truyền. Và con cái ngày nay cũng phát triển đa dạng, không nhiều thời gian như trong nền kinh tế nông nghiệp xưa kia, với nhiều bận rộn, lo toan cho mưu sinh, cho sự nghiệp...Nhiều gia đình, con cái rất ít thời gian dành cho cha mẹ, nhưng không vì thế mà mất đi sự hiếu kính cha mẹ.

Dâng cúng một lễ Vu lan không khó lắm, nhưng việc vô cùng khó là 365 ngày trong năm và dài hơn nữa con cháu đầy ắp lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ mới thật khó, nhất là những gia đình có ông bà, cha mẹ yếu đau...

Chăm sóc cha mẹ yếu đau, quả là một gánh nặng cả về tinh thần và vật chất... Với tinh thần Vu lan, mỗi người con hãy coi đó là cơ hội cho mình bày tỏ lòng biết ơn, hiếu kính cha mẹ, để cha mẹ vui lòng và là bài học trực quan đầy ân nghĩa cho con cái noi theo. Nghĩ như thế thì mỗi ngày chăm sóc cha mẹ càng thiêng liêng quý giá biết bao.

Tháng Bảy, theo truyền thống còn có lễ Xá tội vong nhân, nghĩa là những linh hồn tội lỗi cũng được tha tội, mang hàm ý nhắc nhở mỗi người về tình yêu thương, về lòng nhân ái, không chỉ yêu thương cha mẹ, anh em mình mà thương yêu mọi người trong xã hội, thương yêu đồng loại nói chung.

Suy ngẫm như thế để thấy dù không theo tôn giáo nào, không có nghi lễ đặc biệt nhân dịp lễ Vu lan, nhân dịp Rằm tháng Bảy Xá tội vong nhân, mà biết hiếu kính cha mẹ, biết yêu thương mọi người thì tinh thần của những mỹ tục đó đang chảy trong huyết quản mỗi người./.

Báo Điện tử Đảng Cộng sản VN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw