Vụ chuyến bay giải cứu: Hàng trăm tỉ đồng các bị cáo nộp lại được xử lý ra sao?

Tính đến ngày 17/7, nhiều bị cáo vụ chuyến bay giải cứu đã nộp khắc phục số tiền hơn 100 tỉ đồng và 1,5 triệu USD. Theo quy định, số tiền này sẽ được xử lý như thế nào?

TAND TP Hà Nội đang nghị án kéo dài vụ chuyến bay giải cứu, sẽ tuyên án vào ngày 28/7.

Tính đến ngày 17/7, nhiều bị cáo đã nộp khắc phục số tiền hơn 100 tỉ đồng và 1,5 triệu USD. Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng số tiền này sẽ được xử lý ra sao theo quy định của pháp luật?

Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội, đã nộp 1,5 triệu USD.

Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội, đã nộp 1,5 triệu USD.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích: Điều 364 BLHS quy định người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Như vậy trong trường hợp, người đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và trả lại tiền đưa hối lộ.

Nếu người đưa hối lộ không chủ động khai báo hoặc chỉ nộp lại tiền hối lộ để khắc phục hậu quả và giảm nhẹ hình phạt so với mức truy tố thì số tiền này sẽ được xem là tiền vi phạm pháp luật, chỉ nộp khắc phục hậu quả và sẽ không được trả lại cho người đưa hối lộ, mà sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.

Theo quy định, vụ án được xét xử ở cấp nào thì số tiền khắc phục hậu quả sẽ được nộp tại Cục THADS hoặc Chi cục THADS cùng cấp. Đồng thời, số tiền thu được từ việc khắc phục hậu quả này sẽ được sung vào ngân sách nhà nước.

Theo Luật sư Trần Thị Thanh Thảo (Đoàn Luật sư TP.HCM), điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 29/2018 quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân hướng dẫn thi hành điểm b khoản 1 Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, thì tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân là vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Như vậy, số tiền các bị cáo nộp lại thực chất đó là khoản tiền thu lợi bất chính và sẽ được xem là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Theo khoản 5 Điều 20 Nghị định 29/2018 hướng dẫn thi hành khoản 4 Điều 111 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, đối với việc xử lý tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.

Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện chuyển tài sản là tiền Việt Nam, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý vào Kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Đối với tài sản là ngoại tệ thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản nộp vào tài khoản ngoại tệ của Kho bạc nhà nước tại ngân hàng; Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm mua toàn bộ số ngoại tệ trên để chuyển nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam theo quy định.

Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện đổi giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt và nộp vào Kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Trường hợp giấy tờ có giá không đủ điều kiện chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục gửi Kho bạc nhà nước để lưu giữ, bảo quản.

Báo Pháp luật TP HCMnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Ngày 4/11, tại Trường THPT số 1 Bắc Hà, Huyện đoàn Bắc Hà phối hợp với Hội Phụ nữ huyện và nhà trường tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11). Nội dung tuyên truyền được triển khai theo hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm hấp dẫn.

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua việc soi số lô - đề ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Những lời quảng cáo hấp dẫn về khả năng trúng thưởng cao, kết hợp với chiêu trò hứa hẹn hoàn tiền nếu không trúng, đã khiến nhiều người rơi vào bẫy.

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Thời gian gần đây, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng bị quấy rối bởi các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo. Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người dân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Ngày 18/10, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo: Trên thế giới đang diễn ra một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập Gmail của người dùng.

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

Sáng 18/10, huyện Bát Xát tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024 cho 119 người là thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện; báo cáo viên pháp luật, các cơ quan, đơn vị liên quan; lãnh đạo UBND, công an, công chức tư pháp - hộ tịch 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

Thời gian gần đây, các vụ giả mạo shipper, mạo danh hãng chuyển phát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gia tăng. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không truy cập vào đường dẫn do đối tượng lạ gửi.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

Khởi tố một giám đốc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Khởi tố một giám đốc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Ngày 9/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La thông tin, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam và khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với bị can Nguyễn Thị Thùy Dương - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên tư vấn công nghệ môi trường và địa ốc Gia Nguyễn.

fbytzltw