Việc đỗ xe trái phép trên hè phố bị xử phạt ra sao?

Theo quy định của pháp luật thì vỉa hè là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ nhưng người dân vẫn có thể đỗ xe trên vỉa hè, nếu việc đỗ xe này tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiện Duyên - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội sẽ giải đáp trường hợp này.

Theo quy định tại Khoản 9, Mục IV, Phần 2 Thông tư số 04/2008/TT-BXD, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 16/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng thì việc sử dụng hè phố vào việc để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Không được cản trở giao thông của người đi bộ; phải bảo đảm bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m.

b) Phải ngăn nắp, gọn gàng bảo đảm mỹ quan đô thị.

c) Không để xe trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở; trên các tuyến phố tại trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch.

d) Các điểm trông giữ xe công cộng trên hè phố có thu phí phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân, chủ công trình trên tuyến phố.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hành vi đỗ xe, để xe trên vỉa hè (hè phố) trái quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính Phủ, theo đó:

- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (Điểm k Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ)

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính Phủ, đối với hành vi "chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông, giữ xe" sẽ bị phạt tiền từ 02 triệu đồng cho đến 15 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm, và phạt tiền từ 04 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Ngoài ra người thực hiện hành vi này còn bị buộc thu dọn phương tiện, các vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lời thú tội của kẻ giết cha

Chuyện vụ án: Lời thú tội của kẻ giết cha

Chuyện vụ án tuần này, chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện: "Lời thú tội của kẻ giết cha". Để đảm bảo bí mật, quyền riêng tư nhân thân, chúng tôi đã đặt lại tên các nhân vật. Câu chuyện kể về một buổi chiều mưa tại thôn Bản Phiệt, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng), Nam - thợ cơ khí trẻ đã giết cha ruột là ông Tiến trong cơn tức giận do cha liên tục chửi mắng và đòi tiền mua ma túy. Ông Tiến nghiện ngập khiến gia đình Nam khốn khó suốt nhiều năm. Sau khi gây án, Nam đã đến công an đầu thú. 

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Lợi dụng thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện: Có thể phạt tù chung thân

Lợi dụng thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện: Có thể phạt tù chung thân

Trong khi cả nước đang hướng về đồng bào vùng lũ với tất cả sự yêu thương, sẻ chia thì một số đối tượng đã lập fanpage giả, thậm chí mạo danh MTTQ Việt Nam để kêu gọi ủng hộ từ thiện với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng nhiều cá nhân dùng chiêu trò để “thổi phồng” số tiền đã ủng hộ đồng bào vùng bão lũ rồi đăng trên mạng xã hội để “làm màu”, khoe mẽ bản thân.

Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm "tín dụng đen" sử dụng công nghệ cao

Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm "tín dụng đen" sử dụng công nghệ cao

Sự chuyển dịch hoạt động của tội phạm “tín dụng đen” từ truyền thống sang kết hợp với công nghệ ngày càng mở rộng; xu hướng tội phạm núp bóng doanh nghiệp, chia thành nhiều bộ phận, sử dụng công nghệ cao thực hiện các hoạt động thanh toán, chỉ hộ, thu hộ, rửa tiền, có đối tượng người nước ngoài điều hành, tham gia đang có chiều hướng gia tăng.

Thành phố Hồ Chí Minh: Bắt đối tượng mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy để lừa đảo

Thành phố Hồ Chí Minh: Bắt đối tượng mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy để lừa đảo

Ngày 6/9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Tâm (sinh năm 1985, ngụ ấp An Thái, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có hành vi mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bước đầu đối tượng khai nhận đã lừa đảo nhiều nạn nhân, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

fbytzltw