Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong Hiến pháp năm 2013

Với vai trò là tổ chức tập hợp, đoàn kết rộng rãi các lực lượng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) được khẳng định vị trí ngay từ trong Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Sau mỗi lần bổ sung, sửa đổi Hiến pháp, vị trí, vai trò của MTTQ tiếp tục được khẳng định và xác định rõ hơn.

Hiến pháp bổ sung, sửa đổi năm 2013 xác định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Cán bộ, đảng viên thành phố Lào Cai tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Cán bộ, đảng viên thành phố Lào Cai tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013. 

Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã hoàn thiện một bước cơ bản quy định về MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, làm nổi bật và phù hợp vị trí, vai trò của các tổ chức này trong xã hội nước ta, tạo cơ sở pháp lý phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong đời sống chính trị của đất nước trong thời kỳ mới.

Cách thức quy định về MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên của MTTQ trong Hiến pháp 2013 đã được điều chỉnh hợp lý. Theo đó, về phương thức quy định, Hiến pháp sửa đổi đã quy định tách biệt vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Điều 9 được trình bày thành ba khoản riêng biệt: Khoản 1 viết về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam; khoản 2 viết về các tổ chức chính trị - xã hội gồm: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình (Hiến pháp 1992 chỉ viết về tổ chức Công đoàn, còn các tổ chức khác chỉ nói chung là MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên); khoản 3 quy định việc hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của MTTQ. Đây là một bước tiến quan trọng trong kỹ thuật lập pháp, đã xác định rõ hơn vị trí, vai trò của MTTQ trong Hiến pháp.

Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định rõ hơn vai trò của MTTQ, đó là: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013  có những quy định mới như:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân (Hiến pháp năm 1992 quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân). Như vậy, Hiến pháp lần này khẳng định rõ vai trò của MTTQ bởi vì, MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân là MTTQ, trong đó đã bao hàm cả các tổ chức thành viên của MTTQ.

MTTQ là cơ quan đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, (Hiến pháp năm 1992 viết MTTQ cùng với nhà nước). Như vậy, Hiến pháp xác định rõ hơn vai trò của MTTQ vừa là cơ quan đại diện, vừa là cơ quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. MTTQ chủ động thực hiện vai trò này.

MTTQ có vai trò tăng cường đồng thuận xã hội (Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ). Lần này hiến pháp quy định rõ hơn thực hiện quyền làm chủ, gắn với tăng cường đồng thuận xã hội.

MTTQ có vai trò Giám sát, phản biện xã hội (Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước). Như vậy, giám sát, phản biện xã hội là nhiệm vụ lớn hơn, rộng hơn, bao trùm hơn, khó hơn, nhất là thực hiện việc phản biện xã hội. Tuy nhiên, đây lại là điều xác định vai trò rất quan trọng của MTTQ đối với thể chế chính trị ở nước ta hiện nay.

MTTQ có vai trò trong hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Hiến pháp năm 1992 chưa quy định nội dung này). Như vậy, MTTQ không chỉ có vai trò đối nội là tập hợp, đoàn kết các lực lượng trong xã hội mà còn có vai trò to lớn trong thúc đẩy hoạt động đối ngoại, chủ yếu thông qua đối ngoại nhân dân để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, theo đó đối ngoại nhân dân ngày càng quan trọng, điều này, Đảng, Nhà nước tin tưởng trao cho MTTQ là cơ quan chủ động tham gia... 

Những nội dung nêu trên được quy định trong Hiến pháp - văn bản pháp lý cao nhất của nước ta. Đây là sự khẳng định vị trí, vai trò của MTTQ trong cơ cấu thể chế chính trị ở nước ta hiện nay, thời gian tới, Quốc hội sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung các đạo luật liên quan, nhằm tiếp tục cụ thể hóa, hiện thực hóa vị trí, vai trò của MTTQ trong đời sống chính trị ở nước ta. Đây là một vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm hết sức lớn lao đối với hệ thống cơ quan và đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu

Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu

Chiều 15/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp đoàn các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phi, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).

Lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ BĐBP tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chủ động, tích cực tham mưu Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai nhiều chủ trương và triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, qua đó phát huy vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và tham gia xây dựng biên giới Lào Cai vững mạnh toàn diện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc quyết liệt chỉ đạo, gỡ "nút thắt" cho Dự án đường dây 500kV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc chỉ đạo giải quyết dứt điểm các "điểm nghẽn", đẩy nhanh tiến độ Dự án đường dây 500kV

Ngày 15/7, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã có buổi kiểm tra thực địa và làm việc tại các xã Cảm Nhân, Yên Thành và xã Thác Bà nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 15 tháng 7, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã trực tiếp đi kiểm tra thực địa tại các vị trí móng cột đang gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng và thi công thuộc Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua hai xã Cảm Nhân và Yên Thành. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ban Quản lý điện 1 và chính quyền địa phương.

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm đối với sĩ quan cao cấp Quân đội và Công an

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm đối với sĩ quan cao cấp Quân đội và Công an

Ngày 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì Lễ trao Quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với các sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc về thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công

Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc về thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 14/7, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai chủ trì buổi làm việc với Đảng ủy UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan nhằm đánh giá kết quả thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025; định hướng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.

fb yt zl tw