“Vì sao lại chia xa… vì sao chẳng mãi mãi”

LCĐT - Những năm 90, khi đó tôi nhỏ xíu, gia đình tôi chuyển từ miền xuôi lên Lào Cai lập nghiệp. Trong ký ức bộn bề ngày xưa ấy, tôi nhớ ngày học cấp 2, cấp 3, nhà trường bắt đầu phân luồng, hướng nghiệp, chúng bạn đứa thích làm hướng dẫn viên du lịch, đứa thì thích làm tiếp viên hàng không để đi khắp bốn bể, năm châu, riêng tôi lại thích cuộc sống bình yên của thành phố nhỏ, nên chọn ngành giáo dục, mong ước sau này về dạy học gần gia đình.

Vậy nhưng duyên trời định, tốt nghiệp đại học, tôi học lên cao học rồi gắn bó với Hà Nội. Cô giáo trẻ khởi nghiệp, rồi cả cuộc sống gia đình nhỏ nơi Thủ đô khiến tôi lúc nào cũng như con thoi giữa một guồng quay lớn. Em trai tôi tốt nghiệp đại học ra trường cũng đi làm ở một sư đoàn thuộc Quân khu 2, thành thử nhà cửa chỉ có bố mẹ tôi ở. Nhiều lúc rảnh rỗi ngắm những tấm ảnh ngày xưa cũ mà nhớ, nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ khoảng trời đầy ắp kỷ niệm. Nhưng rồi sau những lúc lặng lòng, nhịp sống lại cứ thế chảy trôi, nhiều lắm cũng mỗi năm đôi lần tôi về thăm nhà.

“Vì sao lại chia xa… vì sao chẳng mãi mãi” ảnh 1
Bao yêu thương xin gửi lại ngày xa.

Cách đây 3 tháng, mẹ gọi điện cho tôi nói bố mẹ tính bán nhà về quê ở cho gần họ hàng và gần hai chị em tôi. Quê tôi ở Hà Tây cũ, nghĩ đến chuyện mỗi lần nhớ mẹ chỉ cần chạy ù đôi tiếng đồng hồ mà tôi mừng rơn, nhưng rồi nghĩ sẽ bán căn nhà ở Lào Cai, tôi thấy lòng hụt hẫng. Bán nhà đi có nghĩa tôi đâu còn chốn đi về nơi ấy. Bán nhà đi cũng có nghĩa mỗi khi ai đó hỏi, tôi đâu có thể nói: “Em là người Lào Cai!”. Mảnh đất xinh đẹp ấy đã nuôi dưỡng cả tuổi thơ và thanh xuân tôi tươi đẹp biết nhường nào!

Nghe mẹ gọi điện, tôi muốn ào ngay về khung trời kỷ niệm để được vỗ về, ấp iu, như sợ để lâu nó sẽ tuột khỏi tay mình. Nhưng khi đó mới bước vào đầu năm học, công việc bộn bề lại thêm dịch bệnh căng thẳng nên tôi chưa thể về thăm. Sau đó vài lần trong các cuộc điện về, mẹ vẫn kể chưa bán được nhà vì năm nay dịch bệnh nên giá cả thấp, chưa được giá, nên mẹ chưa bán. Chẳng hiểu sao tôi cũng có ý lừng chừng, có lúc còn bảo mẹ cứ thư thư ra tết bán, xem có được giá hơn không. Thực tình nói ra câu ấy tôi đâu có nghĩ đến giá cả gì, mà chỉ định sẽ đón một cái tết nữa cùng gia đình tại mảnh đất dấu yêu như một lời tri ân, tạm biệt cho vẹn tròn.

Ấy vậy mà đùng một cái, cách đây 1 tuần, mẹ gọi điện báo tin mẹ đã bán được nhà. Tôi như chết lặng, không còn thời gian nữa rồi, phải về ngay thôi. Ngồi trên chuyến xe nhanh “chạy suốt” mà lòng tôi như lửa đốt.

Tôi về đúng hôm mẹ tổ chức bữa cơm chia tay bà con hàng xóm trước ngày về quê. 28 năm gắn bó, nên các bác, các cô, các chú vốn là “người dưng” nhưng như anh em ruột. Ai cũng nói chúc mừng bố mẹ tôi cả một đời “tha hương” nay cũng được về quê cha, đất tổ an cư, nhưng trong giọng tràn đầy xúc cảm bùi ngùi, luyến tiếc. Mấy bà, mấy cô mau nước mắt còn sụt sùi khiến mẹ tôi khóc theo. Tôi cũng trốn vào phòng dấm dứt. Lòng cứ ngổn ngang: Sao cứ phải chia xa, sao không là mãi mãi!

Tôi sẽ nhớ lắm, nhớ từng tháng, từng ngày xưa ấy với bao câu chuyện buồn, vui của tôi, của những người tôi yêu thương. Kỷ niệm như những thước phim quay chậm chảy tràn trong trí nhớ. Tôi nhớ những ngày cùng đứa bạn thân đạp chiếc xe cà tàng đi học dọc đường Hoàng Liên ngày giá rét mà trên cánh mũi vẫn lấm tấm mồ hôi. Nhớ những buổi trưa hè phụ mẹ đi bán hàng ở cửa khẩu dưới cái nắng “cháy da, cháy thịt”. Nhớ những ngày cùng lũ bạn đùa nghịch bên bờ sông Hồng lộng gió. Nhớ những người bạn đã cùng tôi đi qua bao mùa mưa nắng, nhớ thầy cô, nhớ sân trường, cửa lớp, nhớ cả những người tôi không thân, không quen nhưng đều là người Lào Cai.

Chuẩn bị cho chuyến “hồi hương” nên bao đồ đạc, mẹ đã dọn đi cả, căn phòng trống hoác mà sao tôi thấy bí bức và ngột ngạt quá chừng. Tôi mở toang cửa sổ, gió từ ngoài bờ sông Hồng thổi vào lồng lộng. Ngắm dòng sông với những nhịp nước chảy xuôi chợt thấy dòng đời cũng như dòng sông vậy, đã trôi đi có trở lại bao giờ, dẫu ta có nhớ thương, có gào khóc cũng chỉ là vô vọng!

Tôi lấy xe phóng ào qua những góc thân quen, đây đường Nhạc Sơn, nhánh 5, Cốc Lếu, kia Hồng Hà, cầu Cốc Lếu, Phố Mới… Tạm biệt Lào Cai! Tạm biệt tuổi thơ tôi, thanh xuân tôi, hãy mãi bình yên nhé! Tôi sẽ mãi lưu bên những vùng ký ức đẹp!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt Mường Khương có màu đỏ như môi con gái chưa chồng, sánh mịn như vải chàm vừa nhuộm, khi mở nắp chum đã tỏa ra mùi thơm của hồn rừng, vía núi.

[Ảnh] Vui hội gánh nước

[Ảnh] Vui hội gánh nước

Hội thi gánh nước là một trong những hoạt động thú vị tại Ngày hội Văn hóa dân gian "Sắc vàng bên dòng Nặm Luông" lần thứ III năm 2025 huyện Bảo Yên. Hội thi không chỉ là hoạt động vui chơi mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa của người Tày. 

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Những ngày tháng Tư lịch sử, có một triển lãm ảnh diễn ra giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội mà hầu như ai bước vào xem cũng xúc động, nhiều người rơm rớm nước mắt…, đó là triển lãm “Ký ức và huyền thoại” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), trưng bày 50 chân dung Mẹ Việt Nam được Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng ghi lại trong suốt gần nửa thế kỷ qua.

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông”, nhằm tôn vinh những trang sử hào hùng của dân tộc và khẳng định thành tựu trong hành trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước hôm nay.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Tối 29/4, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề “Sức sống Trường Sa”. Đây là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

fb yt zl tw