Văn học thiếu nhi và những thách thức

Trong một thế giới có nhiều phương tiện giải trí như hiện nay, văn học thiếu nhi cũng như nhiều loại hình giải trí truyền thống khác cho thiếu nhi đang đứng trước những thách thức, làm sao để tăng sức hấp dẫn, sức hút đối với bạn đọc nhỏ tuổi mà vẫn phải chuyển tải nguyên vẹn những thông điệp và giá trị thẩm mỹ, nhân văn.

4.jpg
Mảng sách thiếu nhi hiện nay rất phong phú nhưng chưa có nhiều sáng tác văn học dành cho thiếu nhi.

Trẻ ít đọc sách và đứng trước nhiều cạm bẫy hơn

Một trong những vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm và đau đầu tìm cách cải thiện, đó là tình trạng ít đọc của trẻ nhỏ. Thời đại cách mạng công nghệ 4.0, những món đồ công nghệ cao đương nhiên có sức hút rất lớn đối với trẻ nhỏ. Với một thiết bị điện tử cầm tay như tab, ipad hay điện thoại thông minh, một đứa trẻ có thể ngồi cả ngày “cày game”, không quan tâm đến bất cứ một điều gì khác. Vấn nạn này không chỉ phổ biến ở trẻ em thành phố, mà còn lan rộng cả ở các vùng nông thôn, bởi sức hấp dẫn của các thiết bị điện tử nối mạng gần như là tuyệt đối.

Chính vì thế, sách không phải là lựa chọn đầu tiên của nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng lên tiếng: “Trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều những loại hình giải trí hấp dẫn. Trong bối cảnh công nghệ, kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay việc đọc sách ở trẻ em dường như ít đi”.

Các em nhỏ tại một buổi giao lưu tác giả - tác phẩm tại Phố Sách Hà Nội.
Các em nhỏ tại một buổi giao lưu tác giả - tác phẩm tại Phố Sách Hà Nội.

Ông cũng cho rằng, các nhà văn hiện nay phải thực lòng chấp nhận những thách thức, khó khăn khi đối mặt trước những loại hình giải trí hấp dẫn khác: "Khổ một nỗi, chúng ta không thể chống lại sự phát triển của xã hội được, phải thích nghi với nó như sống chung với lũ. Nhà văn phải sống chung với những thách thức để tạo nên những tác phẩm hay hơn nữa, đặc biệt là những tác phẩm dành cho trẻ em”.

PGS, TS Phạm Xuân Thạch còn nhấn mạnh đến những nguy cơ khi trẻ em bị hút vào các trò giải trí công nghệ mà xa rời sách: “Trẻ em bây giờ luôn luôn phải đối diện trước những cạm bẫy. Các em bây giờ phải chịu những gánh nặng khủng khiếp cả trong học hành và trong cuộc sống. Chính vì thế, trẻ em cần bạn chứ không cần thầy qua sách. Chúng cần những người bạn đồng hành, hiểu và tôn trọng chúng và nhìn chúng như những người đã có vài năm trưởng thành để tâm sự cùng, đi qua những khó khăn của cuộc sống này”.

Để thu hút được bạn đọc nhỏ tuổi, các đơn vị xuất bản đã phải liên tục thay đổi hình thức, mẫu mã, cũng như nội dung các loại sách phong phú, hấp dẫn hơn.
Để thu hút được bạn đọc nhỏ tuổi, các đơn vị xuất bản đã phải liên tục thay đổi hình thức, mẫu mã, cũng như nội dung các loại sách phong phú, hấp dẫn hơn.

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn cũng từng đề cập đến những khó khăn mà trẻ em hiện nay gặp phải khi phải đương đầu với nhiều nguy cơ: “Trong tình trạng xã hội hiện nay, rất nhiều vấn đề chúng ta có thể viết để giáo dục các em, bởi vì nhiều em suốt ngày ngồi máy tính, điện thoại, mà trong đó có rất nhiều thứ xấu. Chúng ta có thể giáo dục các em bằng những cuốn sách hấp dẫn, từ đó làm thay đổi suy nghĩ của các em về hưởng thụ cuộc sống - vốn rất tệ hại trong suy nghĩ của các em hiện nay”.

“Viết văn như trồng vườn”

Trồng vườn, không chỉ cần đất, ánh sáng và nước, mà còn cần có sự quan tâm chăm sóc, sự tỉ mỉ chu đáo của người trồng cây. Và công việc viết văn cũng vậy. Đó là quan điểm của nhà văn Trần Thùy Dương. Viết văn cho thiếu nhi cũng như chăm sóc một vườn hoa, có sự bay bổng, vui tươi, vừa phải có sự chắt lọc ngôn từ. Viết văn cho các bạn nhỏ giống như người làm vườn, ở đó chúng ta gieo những hạt mầm lên sự ngây thơ, và điều đó sẽ đi cùng các bạn nhỏ cho đến khi trưởng thành, già đi và trao truyền điều đó lại cho những thế hệ kế tiếp.

Nhà văn Trần Thùy Dương khẳng định: “Tôi tin rằng cũng sẽ có những tác phẩm văn học có những tình tiết vừa vui vẻ, vừa suy tư, ở đó tác giả có sự sắp xếp ngôn từ có sự trau chuốt, và cả những ý nghĩa đẹp đẽ để lan truyền những giá trị tốt lành, những giá trị Chân Thiện Mỹ trong văn chương. Để cho văn học trở thành người bạn tinh thần của các bạn nhỏ, khi các bạn gặp những vấp váp, khó khăn trong cuộc đời, nhưng các bạn ấy sẽ nhớ đến những câu chuyện với những nhân vật đã từng trải qua những khó khăn như thế nào, các bạn sẽ được nâng đỡ tinh thần và vượt qua được”.

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, từng giành giải viết cho thiếu nhi với tác phẩm “Bỏ trốn” cách đây 40 năm chia sẻ bí quyết: “Không có một bí quyết gì cả, chỉ có tấm lòng mình muốn truyền đạt gì cho các thế hệ sau. Tôi thấy khi mình yêu ai đó, thì thường viết thơ tình rất hay. Tôi thường chỉ viết thơ tình, thậm chí toàn thơ thất tình, nhưng khi mình rất yêu các em hoặc con của mình, sẽ gửi gắm vào đó tâm trạng của mình”.

Còn nhà nghiên cứu, PGS, TS Văn Giá lại lưu tâm đến vấn đề khơi gợi cảm xúc ở các em: “Xã hội ngày nay chỉ chăm chú chạy theo chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ em mà quên mất rằng, chỉ số cảm xúc (EQ) cũng vô cùng quan trọng. Lòng thương, lòng tốt, tình thương vô cùng quan trọng. Tôi rất trân trọng những tác phẩm nuôi dưỡng những tình cảm này cho trẻ. Điều này giúp chúng ta văn minh hơn”.

PGS, TS Văn Giá cho rằng, văn chương áp dụng chỉ số về cảm xúc, lòng thương xót sẽ đem lại cho những đứa trẻ tình yêu thương, lòng nhân ái, biết mở rộng trái tim với mọi điều: “Nếu chỉ quan tâm đến trí thông minh là chưa đủ, phải quan tâm cả đến cảm xúc. Đọc một tác phẩm văn chương phải khiến người ta xúc động. Văn học thiếu nhi hiện nay đang thiếu điều này”.

Văn học thiếu nhi hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các tác giả, các đơn vị xuất bản và nhất là bạn đọc. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, nhiều cuộc thi, cuộc vận động sáng tác văn học cho thiếu nhi đã được phát động, như của Nhà xuất bản Kim Đồng, Báo Thể thao và Văn hóa của Thông tấn xã Việt Nam với Giải thưởng Dế Mèn và cả Hội Nhà văn Việt Nam… Độc giả nhỏ tuổi mong chờ sẽ có những tác phẩm lớn, với đầy đủ những giá trị nhân văn, Chân - Thiện - Mỹ nhưng vẫn mang hơi thở thời đại sẽ sớm xuất hiện, mang lại những nguồn cảm hứng, khơi gợi những cảm xúc đẹp và tình yêu cuộc sống, con người.

Theo Báo Nhân Dân

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Theo công bố mới nhất, bộ phim tiểu sử về các thành viên nhóm nhạc huyền thoại The Beatles sẽ xuất hiện trên màn ảnh rộng vào tháng 4/2028. Điều khiến dư luận quan tâm hiện nay là gương mặt nào sẽ đảm nhận trọng trách hóa thân thành “tứ quái” nước Anh.

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi những giai điệu vang lên trong không gian của các địa danh lịch sử, chúng không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn làm sống lại ký ức, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo cách sáng tạo.

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

fb yt zl tw