Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Văn Bàn hướng đến vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Văn Bàn hướng đến vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Sản xuất nông nghiệp luôn được xác định là trụ cột trong phát triển kinh tế của huyện Văn Bàn. Cùng với đó, phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ là hướng đi mà Văn Bàn đang tập trung thực hiện.

1-7905.jpg

Với khát vọng làm giàu trên đồng đất quê hương, năm 2016, nhận thấy trồng ngô, trồng cây keo không hiệu quả, ông Nguyễn Trường Tam, thôn Én 1, xã Khánh Yên Trung đã dày công tìm hiểu, đưa giống cam Cao Phong từ tỉnh Hòa Bình về trồng trên đất đồi dốc ở địa phương.

2-2401.jpg

Xác định bản thân là người “đi sau” nên ông Tam áp dụng quy trình VietGAP để trồng cam hữu cơ. Nghĩa là cây cam hoàn toàn không dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chỉ dùng phân chuồng ủ chế phẩm vi sinh bón cho gốc và phun phòng trừ sâu bệnh bằng chế phẩm sinh học.

Ông Nguyễn Trường Tam cho biết, cam được trồng theo hướng hữu cơ, quả to, đẹp và rất ngọt, đảm bảo an toàn thực phẩm, được khách hàng ưa chuộng. Cùng với đó, ông làm tốt khâu kết nối cung - cầu nên sản phẩm cam Cao Phong của gia đình chủ yếu bán qua các đại lý. Hiện nay, mỗi năm vườn cam cho hơn 40 tấn quả. Với giá thị trường 25.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình ông thu lãi khoảng 500 triệu đồng.

6-3191.jpg

Từ năm 2022, khi thấy những sản phẩm từ cây tía tô được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, xã Khánh Yên Hạ và xã Chiềng Ken đã khuyến khích các hộ (15 hộ) liên kết với Hợp tác xã (HTX) Nông - lâm nghiệp Thế Tuấn chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây tía tô với tổng diện tích hơn 2 ha. Trong vụ thu hoạch đầu, các hộ thu bình quân hơn 2,5 tạ/sào/lượt hái; với giá bán 5.000 đồng/kg, mỗi sào thu được hơn 1,2 triệu đồng. Mỗi năm, cây tía tô có thể cho thu hoạch trong thời gian hơn 6 tháng (1 tháng/lượt hái), tính ra tổng thu gần 8 triệu đồng/sào. Hiện tại, cây tía tô được chế biến thành các sản phẩm chính như trà tía tô, cao tía tô, tinh dầu tía tô, toner tía tô. Các sản phẩm này hiện có mặt ở nhiều trung tâm thương mại và siêu thị trên toàn quốc, hoặc được cung cấp cho Công ty TNHH MTV Traphaco Sapa chế biến thành trà hòa tan xuất khẩu. Mô hình trồng cây tía tô đang được nghiên cứu mở rộng diện tích ở các xã của huyện Văn Bàn.

5-8130.jpg

Đến xã Võ Lao, chúng tôi không khỏi bất ngờ về mô hình trồng rau 4 mùa của gia đình ông Đoàn Văn Hưởng ở thôn Văn Thủy. Toàn bộ hơn 6 sào đất trồng rau của gia đình ông được chuyển đổi từ đất ruộng cấy lúa kém hiệu quả.

Theo Chủ tịch UBND xã - Trần Anh Tân, xã Võ Lao là địa phương dẫn đầu huyện Văn Bàn về trồng rau hàng hóa. Đến nay, xã đã quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh trồng rau an toàn tại các cánh đồng Văn Thủy, Tân Sơn, Trung Sơn... với hơn 50 ha. Xã cũng mở rộng diện tích nuôi thủy sản hàng hóa lên 90 ha. Việc xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa đang góp phần rất lớn nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

2-8579.jpg

Văn Bàn hiện là địa phương có diện tích đất canh tác nông - lâm nghiệp lớn nhất tỉnh, với hơn 12.200 ha; 490 ha mặt nước nuôi thủy sản và hơn 10.000 ha đất rừng trồng cho sản xuất lâm nghiệp; 9.426 ha đất trồng quế.

7-2619.jpg

Cùng với đổi mới tư duy làm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cấp ủy đảng, chính quyền và nông dân Văn Bàn đang đổi mới tư duy trong đầu tư thâm canh, từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất có quy mô lớn hơn thông qua quy hoạch liền vùng, liền thửa cùng trồng cây ăn quả, cùng trồng cây nguyên liệu, nuôi thủy sản, trồng rau, màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm…

9-1941.jpg

Một số địa phương trong huyện đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác mang lại hiệu quả kinh tế cao, như các xã Võ Lao, Khánh Yên Hạ, Dương Quỳ, Hòa Mạc… Cùng với việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, các địa phương cũng thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, mở rộng vùng chuyên canh để người sản xuất có điều kiện đầu tư đưa cơ giới hóa và ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

4-1588.jpg
8-8178.jpg

Ông Nguyễn Hữu Thiện, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Bàn cho biết: Văn Bàn xác định kinh tế nông nghiệp vẫn là trọng tâm và phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hóa. Chúng tôi hướng đến một nền nông nghiệp sản xuất những gì thị trường cần, mà thị trường cần là sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương gắn với chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tương lai còn sản xuất để phục vụ xuất khẩu - đây sẽ là một nền nông nghiệp bền vững.

Thời gian tới, trên cơ sở các cây, con chủ lực đã được xác định, ngành nông nghiệp Văn Bàn sẽ tập trung hướng dẫn nông dân chuyển đổi phương pháp canh tác theo quy trình VietGAP, hữu cơ; ứng dụng khoa học - công nghệ; tăng cường liên kết thông qua thành lập các hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp để mở rộng quy mô vùng sản xuất nông nghiệp… Đây là những yếu tố cốt lõi để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản Văn Bàn.

3-3538.jpg

Với điều kiện tự nhiên và trình độ canh tác của người dân, huyện Văn Bàn đã xây dựng định hướng sản xuất nông nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Ông Phí Công Hoan, Bí thư Huyện ủy Văn Bàn

Ông Phí Công Hoan, Bí thư Huyện ủy Văn Bàn cho biết: Huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản. Cùng với đó, thúc đẩy người dân áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu; đẩy mạnh các hoạt động liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, huyện chú trọng hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung để sản xuất nhiều mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Với quyết tâm đổi mới tư duy trong phát triển nông nghiệp và những giải pháp thiết thực, những chính sách phù hợp cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, tin tưởng ngành nông nghiệp Văn Bàn tiếp tục phát triển mạnh theo hướng bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng là yêu cầu không chỉ của các doanh nghiệp mà các hợp tác xã ngày nay cũng đang dần phải chuyển đổi hoạt động theo hướng đa dạng hoá từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và các hoạt động dịch vụ để thu hút nguồn lực phát triển. Vì vậy, việc mở rộng lĩnh vực hoạt động là xu thế của các hợp tác xã hiện nay.

Hỗ trợ 6.500 con gà giống cho hội viên nông dân xã Kim Sơn

Hỗ trợ 6.500 con gà giống cho hội viên nông dân xã Kim Sơn

Ngày 27/8, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ tham gia dự án Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo hướng an toàn sinh học giai đoạn 2024 - 2026 tại xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

Diện mạo mới của vùng đất ven đô

Diện mạo mới của vùng đất ven đô

Trở lại xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) sau hơn 5 năm, sự đổi thay rõ nhất mà tôi cảm nhận được là diện mạo nông thôn mới nơi đây có nhiều khởi sắc, cuộc sống của đồng bào các dân tộc được nâng cao; một đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp hiện hữu.

Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 878/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Nông dân số

Nông dân số

Với sự năng động, sáng tạo, anh Trần Ngọc Huế (dân tộc Tày, thôn Đồng Lục, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng) đã thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ áp dụng công nghệ cao.

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) tham quan và khảo sát vùng chè tại huyện Mường Khương

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) tham quan và khảo sát vùng chè tại huyện Mường Khương

Sáng 22/8, Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do đồng chí Trương Ân Kỳ - Phó Bí thư Huyện ủy Hà Khẩu làm trưởng đoàn đã đến tham quan, khảo sát nhà máy chế biến chè, vùng sản xuất chè tại xã Lùng Vai và xã Bản Sen, huyện Mường Khương.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 86

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 86

Ngày 14/1/2022, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 86 về việc điều chỉnh Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Đề án 86). Theo quyết định này, đến hết năm 2024, Lào Cai phải hoàn thành các công việc đề ra. Phóng viên Báo Lào Cai đã trao đổi với ông Phạm Bình Minh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai về vấn đề này.

fbytzltw