Văn Bàn đổi mới công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới

LCĐT - Đến cuối tháng 8/2022, huyện Văn Bàn có 11/21 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới; các xã chưa “về đích” đều đạt bình quân 16,05 tiêu chí, với tiến độ như hiện nay, huyện Văn Bàn phấn đấu đến hết năm 2025 sẽ về đích nông thôn mới, trong đó có 5 xã nông thôn mới nâng cao.

Xác định công tác dân vận được tổ chức thường xuyên, sâu rộng sẽ tác động làm thay đổi căn bản nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở ở Văn Bàn đã thực hiện đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong tuyên truyền, vận động bằng những việc làm cụ thể, để người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình, từ đó chủ động tham gia.

Văn Bàn đổi mới công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ảnh 1

Người dân xã Võ Lao tham gia các hoạt động thể thao.

Về xã Võ Lao hôm nay, 30 tuyến đường đến 30 thôn, bản đã được đổ bê tông kiên cố, tạo cảnh quan môi trường “sáng - xanh - sạch - đẹp”; cùng với đó, dọc hai bên đường, những ngôi nhà khang trang được xây dựng nhiều hơn, đời sống người dân đang đổi thay từng ngày. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo NTM xã, trong giai đoạn 2010 - 2020, xã Võ Lao đã cứng hóa hơn 29 km đường giao thông liên thôn, gần 54 km đường trục thôn và 100% tuyến đường trục chính nội đồng được xây dựng đảm bảo việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Cùng với đó, 100% thôn, bản có nhà văn hóa cộng đồng; tỷ lệ hộ nghèo của xã Võ Lao hiện nay chỉ còn 10,86%. Giá trị sản phẩm thu hoạch hơn 1 ha trồng trọt và nuôi thủy sản đạt 106,95 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt hơn 40 triệu đồng. Dự kiến năm 2023, xã Võ Lao sẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Chủ tịch UBND xã Võ Lao, Trần Anh Tân chia sẻ: Để có được kết quả đó, xã luôn đề cao vai trò công tác dân vận trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Xã có 1 ban tuyên vận, 30 tổ tuyên vận tại các thôn, bản với hơn 200 thành viên. Các đồng chí bí thư chi bộ thôn kiêm tổ trưởng tổ tuyên vận thôn sẽ là nòng cốt trong tuyên truyền, vận động Nhân dân cùng chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới.

Đưa phóng viên đến thăm khu nhà văn hóa mới xây dựng tại thôn Thị Tứ, ông Lương Xuân Quy, Trưởng thôn cho biết: Đầu năm 2022, nhà văn hóa thôn bị xuống cấp, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã đã chỉ đạo MTTQ và Tổ tuyên vận thôn tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp góp tiền, ngày công, vật liệu xây dựng. Sau một thời gian vận động, các hộ trong thôn đã góp gần 200 triệu đồng, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân hỗ trợ 400 triệu đồng; cùng với đó, Nhân dân tham gia hàng trăm công lao động để trồng cây xanh, dọn vệ sinh, hoàn thiện hệ thống điện - nước, ủng hộ bàn, ghế, quạt… Đến nay, công trình khu nhà văn hóa thôn Thị Tứ đã hoàn thành với diện tích 1.600 m2, trong đó nhà văn hóa được thiết kế rộng rãi, hiện đại đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa - thể thao của cộng đồng dân cư.

Cán bộ Hội Phụ nữ xã Hòa Mạc tuyên truyền các tiêu chí thôn kiểu mẫu đến hội viên.

Đối với xã Hòa Mạc, sau khi đạt chuẩn nông thôn mới 2015, xã triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao; theo kế hoạch, năm 2023 xã sẽ “về đích”. Theo bà Lự Thị Thanh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hòa Mạc, nhằm khơi dậy sự hưởng ứng tham gia của toàn cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong xã tổ chức phong trào “Dân vận khéo” xây dựng nông thôn mới, lấy thôn xóm, khu dân cư làm địa bàn, gia đình làm hạt nhân để tuyên truyền vận động. Nhờ làm tốt công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, trong 6 tháng đầu năm 2022, người dân xã Hòa Mạc đã hiến gần 1.000 m2 đất để mở rộng các tuyến đường nội đồng; đóng góp 21,6 triệu đồng duy tu, bảo dưỡng 22 km tuyến đường nội thôn, liên thôn trong toàn xã.

Đặc biệt, do là xã có đông đồng bào dân tộc sinh sống ở các thôn vùng cao, nên “Môi trường” là tiêu chí phải củng cố thường xuyên nếu không sẽ rất dễ bị giảm về chất lượng. Nhận thức được điều này, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vận động Nhân dân tiếp tục duy trì thực hiện các mô hình: Tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp; thôn xanh, sạch, đẹp; phát động trồng hoa, cây xanh… Từ đầu năm đến nay, Nhân dân đã tự giác đào mới 92 hố rác, nâng cấp sửa chữa 35 chuồng nuôi nhốt gia súc, gắn 4 biển mô hình nhà sạch vườn đẹp. Hiện, xã Hòa Mạc đã xây dựng thành công 2 thôn kiểu mẫu, với tiến độ này, đến năm 2023, xã sẽ “cán đích” nông thôn mới nâng cao - ông Nguyễn Hồng Hạnh, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

Theo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn, với phương châm “Thiết thực, chất lượng, hiệu quả”, Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với các phong trào như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “5 không - 3 sạch”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, “Thanh niên Văn Bàn chung sức xây dựng NTM”. “Phong trào thắp sáng đường quê” và phong trào “Doanh nghiệp đồng hành xây dựng NTM”… được triển khai sâu rộng trên địa bàn huyện Văn Bàn đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần tự chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, Văn Bàn đã có 2.589 hộ/13.202 hộ hội viên đạt hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 19,6% (cấp trung ương 3 hộ, cấp tỉnh 121 hộ, cấp huyện 573 hộ), 520 hộ được gắn biển “nhà sạch, vườn đẹp”…

Đồng chí Hoàng Đình Tom, Trưởng Ban Dân vận huyện Văn Bàn, cho biết: Trước yêu cầu về nâng cao chất lượng thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, Ban Chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn xác định cùng với việc tập trung tìm nguồn lực để tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, công tác dân vận luôn được đổi mới từ cách thức vận động, tuyên truyền để phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ, đảng viên, tạo khí thế mới, quyết tâm mới, giúp người dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, để người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình từ đó chủ động tham gia, không trông chờ, ỷ lại trong xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Rời mảnh đất Than Uyên nắng gió, tiếp tục hành trình theo dấu chân các dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, điểm đến tiếp theo của đoàn công tác Báo Lào Cai là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Chính ở nơi đây năm xưa diễn ra chiến thắng đồn Nghĩa Lộ vang dội, mở màn cho Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần làm “thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

fb yt zl tw