Vạch trần chiêu trò làm thuốc, thực phẩm chức năng giả

Nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường được quảng cáo là bài thuốc gia truyền bị phát hiện pha trộn tân dược, tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt đường dây sản xuất và buôn bán thuốc, thực phẩm chức năng giả quy mô lớn đã bị các lực lượng chức năng triệt phá, cho thấy chiêu trò làm giả ngày càng tinh vi và khó lường.

Những hộp bổ sung vitamin cho phụ nữ được gắn mác xuất xứ từ Thụy Điển, hay các hộp dầu cá quảng cáo sản xuất tại Ý, thực chất đều được đóng gói thủ công trong các cơ sở tạm bợ. Đặc biệt, nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường được quảng cáo là bài thuốc gia truyền khi được Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh kiểm tra đã phát hiện có pha trộn tân dược, tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Trúc Vân, Phó Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Trong quá trình kiểm nghiệm, có những sản phẩm giả thuốc hoàn toàn không có dược chất. Còn những thuốc gia truyền thì có pha trộn các thành phần tân dược".

Tình trạng thuốc giả liên tục được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế phát đi 18 cảnh báo trong năm qua, với thủ đoạn chủ yếu nhắm vào người lớn tuổi.

Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết thêm: "Các đối tượng tự nghĩ ra và lấy các thông tin nhà sản xuất nước ngoài trình bày lên nhãn sản phẩm, chữa các bệnh như đau khớp, hạ lipid máu, viêm dạ dày… những bệnh thường gặp".

Các cơ quan chức năng phát hiện hai hình thức làm giả chủ yếu: Nhóm thứ nhất là giả của các hãng dược. Ví dụ vỉ thuốc giả khi kiểm nghiệm không có dược chất. Nhóm thứ hai là tự làm giả bằng cách tự công bố chất lượng nhưng khi sản xuất không đủ hàm lượng như công bố.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Chủ tịch Hội Dược học TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Ảnh hưởng đến phụ nữ, trẻ em, người già và người bệnh rất nghiêm trọng, cần có mức xử lý kịch khung. Điều quan trọng nhất là phát hiện kịp thời và xử lý công bằng các vi phạm".

Hiện các cơ quan chức năng đang tích cực triển khai các giải pháp ngăn chặn nạn làm giả thuốc và thực phẩm chức năng. Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần thận trọng, không mua sản phẩm trôi nổi và không tin vào quảng cáo thổi phồng công dụng nhằm trục lợi từ sức khỏe người bệnh.

vtv.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Anh đã chính thức khởi động chương trình Hợp tác An ninh y tế ASEAN - Anh (HSP) kéo dài 5 năm, nhằm tăng cường năng lực của ASEAN trong việc phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa đến sức khỏe.

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ngày càng len lỏi vào hệ thống phân phối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào ngành y tế, vấn đề đặt ra hiện nay là cuộc chiến chống thuốc giả, không chỉ là trách nhiệm hành chính. Đó là phép thử về năng lực quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ và đặc biệt - là thước đo đạo lý của xã hội.

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

fb yt zl tw