Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí có 35 chức danh được xử phạt vi phạm hành chính

Chiều 10/12, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh.
Khó khăn, vướng mắc khi thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn
Cùng dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh; đại diện lãnh đạo các Bộ: Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an…
Trình bày Báo cáo của Chính phủ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nêu rõ, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ thanh tra, có rất nhiều chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC). Do đó, khi chức năng, nhiệm vụ này có sự thay đổi trên cơ sở hệ thống pháp luật về thanh tra đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế dẫn đến cũng kéo theo chức năng, nhiệm vụ về xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh này cũng có sự thay đổi theo.
Hiện nay, công tác xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương gặp phải một số khó khăn: Đối với một số trường hợp thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn nên không còn thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến việc chuyển hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền theo quy định để tiếp tục xử lý các hành vi vi phạm hành chính nên không đáp ứng được tính kịp thời trong xử phạt theo quy định pháp luật; đối với những hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính do các cơ quan, người có thẩm quyền chuyên ngành chuyển đến (do không có thẩm quyền xử phạt), thì thường đòi hỏi người có thẩm quyền xử phạt phải có kĩ năng, nghiệp vụ chuyên ngành sâu (về lĩnh vực chuyên ngành) để có thể phát hiện chứng minh và xử lý các hành vi vi phạm này.
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc này, ngày 17/02/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Nghị quyết số 20/NQ-CP), trong đó, Chính phủ đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp sau khi các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, trước mắt, trường hợp Tổng cục tổ chức lại thành các Cục, Vụ và Cục thuộc Bộ được tổ chức lại thành Vụ thì việc thực hiện chức năng xử phạt vi phạm hành chính của Tổng cục, Cục do Thanh tra bộ, Cục thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp đang có thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật cho đến khi có quy định mới thay thế. 
Đồng thời, Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quản lý có trách nhiệm rà soát, xác định các chức danh đang có thẩm quyền xử phạt nhưng có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện phương án sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hành chính.
Trên cơ sở rà soát Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra năm 2010, Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nội dung liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhóm chức danh sau: Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật XLVPHC; các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không thuộc trường hợp phải xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật XLVPHC.
Bỏ thẩm quyền xử phat vi phạm hành chính đối với 6 chức danh 
Đánh giá về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết quy định, điều chỉnh một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra. 
Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ cân nhắc thời điểm điều chỉnh, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định, tránh việc phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần do hiện nay các cơ quan đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương.
Việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến nội dung này là bảo đảm cơ sở pháp lý, đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, theo đó "Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
Về nội dung Chính phủ xin ý kiến UBTVQH, liên quan đến các chức danh trước đây có thẩm quyền xử phạt và thuộc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, nhưng theo quy định của Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03/2024/NĐ-CP thì không còn được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (gồm 17 chức danh), Ủy ban Pháp luật tán thành đề xuất của Chính phủ về bỏ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 05 chức danh. Đối với 12 chức danh Chính phủ đề xuất giữ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Ủy ban Pháp luật tán thành việc giữ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 06 chức danh mà pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng như đối với 06 chức danh mà pháp luật chuyên ngành không quy định cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính…
Ủy ban Pháp luật đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc giữ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 35 chức danh, bỏ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 06 chức danh (như tại Phụ lục kèm theo Báo cáo của Chính phủ). Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ xem xét, quyết định phù hợp thời điểm sửa đổi, bổ sung các nghị định, trên cơ sở bám sát chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị theo chỉ đạo của Trung ương. 
Đồng thời, chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi lĩnh vực phụ trách, rà soát các pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh các chức danh có thẩm quyền xử phạt do có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn (nếu có), bảo đảm đồng bộ, thống nhất.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đồng thời triển khai thực hiện Luật Thanh Tra năm 2022 và căn cứ khoản 2 Điều 53 của Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định "Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến nội dung này là đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục.
Quán triệt tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, UBTVQH thống nhất hoàn toàn với đề xuất Chính phủ về việc bỏ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 06 chức danh và giữ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 35 chức danh theo pháp luật hiện hành (có Phụ lục kèm theo Báo cáo của Chính phủ). Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung như thế nào trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính thì thuộc thẩm quyền của Chính phủ và khi phát sinh các vấn đề mới trong thực tiễn thì Chính phủ sẽ trình UBTVQH tiếp tục xem xét.
(Theo chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại hội thành công, lòng dân thêm vững

Đại hội thành công, lòng dân thêm vững

Là kỳ đại hội đầu tiên sau sáp nhập tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 không chỉ là sự kiện chính trị quan trọng mà còn là dấu mốc mở đầu cho chặng đường phát triển mới, với niềm tin được củng cố, bộ máy tinh gọn, đội ngũ cán bộ gần dân và khí thế đổi mới hiện hữu từ nghị trường đến đời sống hằng ngày.

Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Sáng 21/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức Hội nghị lần thứ Nhất. Đây là hội nghị đầu tiên của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh Lào Cai (mới) sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tham dự Hội nghị.

Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công tại xã Quy Mông

Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công tại xã Quy Mông

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), ngày 21/7, đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương và Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại xã Quy Mông.

Tỉnh ủy Lào Cai: Tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm sau đại hội điểm cấp xã tại Đảng bộ xã Yên Bình

Tỉnh ủy Lào Cai: Tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm sau đại hội điểm cấp xã tại Đảng bộ xã Yên Bình

Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình, tỉnh Lào Cai lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp. Ngay sau đại hội, dưới sự chủ trì của các đồng chí: Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Giàng Thị Dung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm đại hội điểm để chỉ đạo chung trên địa bàn toàn tỉnh.

Hợp tác nghị viện Việt Nam-Thụy Sỹ: Khẳng định niềm tin vào đối thoại và hoà bình

Hợp tác nghị viện Việt Nam-Thụy Sỹ: Khẳng định niềm tin vào đối thoại và hoà bình

Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass nhấn mạnh, chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6, tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sỹ, thăm chính thức Senegal, Morocco từ ngày 22-30/7 thể hiện mạnh mẽ niềm tin của Việt Nam vào đối thoại, đoàn kết và hòa bình.

Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương dự và chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương dự và chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Thực hiện Chỉ thị số 45 ngày 24/4/2025 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 178-KH/TU ngày 16/7/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, sáng 21/7, Đảng bộ xã Yên Bình, tỉnh Lào Cai long trọng khai mạc phiên chính thức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội có sự tham dự của 170 đại biểu chính thức.

Lan tỏa tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên

Đại hội Đảng bộ xã Yên Bình: Lan tỏa tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên

Đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức trong bối cảnh đặc biệt quan trọng, khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp vừa chính thức được đưa vào vận hành; toàn hệ thống chính trị đang tích cực hoàn thành các nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính, đồng thời khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Thực hiện Chỉ thị số 45 ngày 24/4/2025 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 178-KH/TU ngày 16/7/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, sáng nay - 21/7, Đảng bộ xã Yên Bình, tỉnh Lào Cai đã long trọng khai mạc phiên chính thức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội có sự tham dự của 170 đại biểu chính thức. Đây là Đại hội được Tỉnh ủy Lào Cai lựa chọn tổ chức đại hội điểm cấp xã của tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 để chỉ đạo rút kinh nghiệm công tác tổ chức đại hội cấp xã trong toàn Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới.

Niềm tin và kỳ vọng

Niềm tin và kỳ vọng

Là Đại hội đầu tiên của Đảng bộ xã Yên Bình sau hợp nhất, cũng là Đại hội điểm Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở của tỉnh sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, trước thềm Đại hội, cán bộ, Đảng viên và Nhân dân xã Yên Bình đã bày tỏ niềm tin và kỳ vọng Đại hội lần này sẽ có nhiều đổi mới, đột phá, tiếp tục đưa địa phương phát triển nhanh, bền vững, đồng thời qua Đại hội Đảng bộ xã Yên Bình giúp cấp ủy các xã, phường rút kinh nghiệm để tổ chức thành công Đại hội tới đây.

Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình

Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình

Chiều 20/7, tại Hội trường Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Yên Bình, phiên trù bị Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình, tỉnh Lào Cai lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã chính thức diễn ra với sự tham dự của 170 đại biểu đại diện cho gần 2.200 đảng viên đến từ 66 chi, đảng bộ trực thuộc.

Tập trung thực hiện 4 khâu đột phá đưa Yên Bình trở thành xã phát triển của tỉnh

Tập trung thực hiện 4 khâu đột phá đưa Yên Bình trở thành xã phát triển của tỉnh

Giai đoạn 2020 - 2025, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, với sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực của hệ thống chính trị và Nhân dân, các xã: Tân Hương, Đại Đồng, Thịnh Hưng và thị trấn Yên Bình (nay thuộc xã Yên Bình mới), tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc đổi mới và phát triển.     

Lào Cai ban hành Công điện số 2 về việc chủ động, ứng phó với bão số 3

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước, ngày 20/7, ký ban hành Công điện Số 2 /CĐ-UBND Lào Cai điện: Các sở, ban, ngành, cơ quan thuộc tỉnh; UBND các xã, phường; Viễn thông (VNPT) Yên Bái, Lào Cai; Viettel Lào Cai; Công ty Điện lực Lào Cai; Đài khí tượng Thủy văn Lào Cai; Công ty TNHH Tân Phú và các đơn vị quản lý khai thác được giao quản lý công trình thủy lợi tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 và mưa lũ.

fb yt zl tw