Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Ước mơ của “con nuôi” đồn biên phòng

Ước mơ của “con nuôi” đồn biên phòng

1a.jpg

Bố mất khi Hùng mới 2 tuổi, còn em trai được hơn 1 tháng tuổi. Một thời gian sau, mẹ đi bước nữa, hai anh em chuyển về sống với bà nội ở thôn biên giới Lù Dì Sán, xã Sán Chải. Bà đã ngoài 70 tuổi, nhìn các cháu đang tuổi ăn tuổi lớn, bà rất thương nhưng sức yếu, không đủ khả năng để có thể cáng đáng mãi.

2a.jpg

Thương bà, Hùng từng có ý định bỏ học để đi làm nuôi bà, chăm em. Thế rồi, có một lần, cán bộ Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Si Ma Cai đi tìm hiểu địa bàn, nắm được hoàn cảnh đã đề xuất với chỉ huy đồn đưa các em về nuôi tại đơn vị, giúp các em tiếp tục đến trường.

3.jpg

Năm 2015, khi đó Hùng 10 tuổi, bẽn lẽn dắt theo em trai Lù Seo Lử, 8 tuổi, bước qua cánh cổng Đồn Biên phòng Si Ma Cai, vào “ngôi nhà mới”. Hai anh em được chăm sóc với điều kiện sinh hoạt đầy đủ, được rèn luyện thể chất nên từ những cậu bé gầy còm đã cao lớn, khỏe mạnh. Mỗi ngày, Hùng cùng các chú bộ đội dọn khuôn viên, chăm sóc vườn rau, cây cối. Sống trong môi trường quân ngũ, Hùng cảm nhận rõ tính kỷ luật, khoa học, những ngày đầu mới về cũng khó chịu, lâu dần thành quen.

4.jpg

Điều mong muốn nhất của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai khi hai anh em về đây là tiếp tục đến trường, để ước mơ của các em thành hiện thực. Hằng ngày, các em được cán bộ trực tiếp đưa, đón đi học, mỗi tối lại trở thành thầy dạy các em học bài. Đại úy Vàng Văn Vinh, người trực tiếp kèm cặp hai anh em suốt thời gian học THCS rồi THPT. Anh Vinh còn tự bỏ tiền túi mua thêm sách và đồ dùng học tập để hai con được học tập tốt nhất. Anh thức đêm cùng con ôn luyện, nhất là vào thời điểm thi cuối năm, thi tốt nghiệp.

5.jpg

Nhờ tình yêu thương, sự dìu dắt, chăm sóc của “bố nuôi” quân hàm xanh, Hùng coi nơi đây như gia đình thứ hai. Từ một học sinh nhút nhát, rụt rè, em tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ của trường và chịu khó tiếp thu từng bài giảng, tích lũy kiến thức. Trong 3 năm học THPT, Hùng đều đạt học lực khá.

2b.jpg

Khép lại hành trình 12 năm học, Lù Văn Hùng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Trong khi Hùng tự tin thì cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai lại lo lắng rất nhiều, bởi em là con nuôi đầu tiên của các đồn biên phòng thi tốt nghiệp THPT.

8.jpg

Những ngày nước rút, cả đơn vị chăm lo cho Hùng nhiều hơn. Thiếu tá Lý Văn Vinh, Chính trị viên phó trực tiếp tham gia kèm cặp, chỉ bảo Hùng cách ôn thi, dặn dò em không được thức khuya để đảm bảo sức khỏe. Anh Vinh bảo: Hùng là trường hợp duy nhất trên địa bàn tỉnh được đồn biên phòng nuôi đến tận năm lớp 12. Bước vào kỳ thi quan trọng này, đơn vị làm những gì tốt nhất để con hoàn thành trọn vẹn kỳ thi, đạt kết quả cao nhất và tiếp tục nuôi ước mơ vào giảng đường đại học.

Những ngày thi căng thẳng trôi qua, Hùng trở về đồn biên phòng với tinh thần vui tươi, phấn chấn và bày tỏ hài lòng với bài làm của mình. Cả đơn vị hồi hộp chờ kết quả, rồi đến khi có thông báo Hùng được 25 điểm, đỗ vào Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, cả đơn vị vỡ òa hạnh phúc.

6.jpg

Đối với Hùng, ước mơ chạm vào cánh cổng đại học từ khi còn nhỏ nay đã thành sự thật. Không chỉ là niềm tự hào của Đồn Biên phòng Si Ma Cai, Hùng còn trở thành người đầu tiên của thôn Lù Dì Sán đỗ đại học. Chị Giàng Thị Dế, Bí thư Chi bộ thôn vui mừng: Biết tin Hùng đỗ đạt, ai cũng đến thăm, động viên, tặng con những phần quà giản dị, chỉ là gói bánh, gói kẹo hoặc ít rau xanh, mong con tiếp tục phát huy thành tích, học tập tốt. Mừng rỡ nhất là bà nội của Hùng, cụ Hoàng Thị Chô nghẹn ngào: Tôi chẳng biết nói gì hơn ngoài cảm ơn các cấp, các ngành, đặc biệt là đồn biên phòng đã cưu mang, nuôi nấng cháu suốt bao năm qua để có ngày hôm nay!

Ngày Hùng nhập học, cũng như bao người cha, người mẹ khác, Đại úy Vàng Văn Vinh chuẩn bị tư trang, gói ghém thực phẩm khô cùng con đến trường làm thủ tục nhập học. Bước qua cổng đồn biên phòng không phải là cậu bé bẽn lẽn năm xưa, mà là chàng trai rắn rỏi, khoác trên mình ba lô người lính. Ngoái nhìn về nơi mình đã gắn bó 8 năm, được dìu dắt, em đưa tay quệt nhanh hai hàng nước mắt khi cán bộ, chiến sĩ biên phòng vẫy tay chào. Bố ruột mất sớm và nơi đây đã cho Hùng cảm nhận được tình thương yêu của người cha dành cho con, Hùng xúc động chia sẻ: “Nếu con không được nuôi dưỡng tại đồn biên phòng thì con mãi mãi là đứa trẻ mồ côi cha”.

7.jpg

Kỳ học đầu tiên trên giảng đường đại học, Hùng luôn cố gắng học tập. Thầy giáo Vũ Hoài Sơn, Chủ tịch Hội Sinh viên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai đánh giá: Hùng rất chăm ngoan, chịu khó học hỏi, tiếp thu kiến thức và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện do khoa, đoàn thanh niên và hội sinh viên tổ chức. Vì được rèn luyện trong môi trường quân đội nên em có tác phong chỉn chu, luôn lễ phép và hòa nhã với bạn bè, thầy cô giáo.

Mặc dù Hùng đã bước đi trên một hành trình mới, nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai vẫn dõi theo từng bước đi của con, dặn dò từng bữa ăn, giấc ngủ, vẫn thường xuyên thăm, gửi quà, thực phẩm do đồn tăng gia. Tại đơn vị, những “người bố” quân hàm xanh tiếp tục chăm lo, nuôi dưỡng Lù Seo Lử, em trai của Hùng để con lớn khôn, đạt ước mơ mà con hằng mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw