UNICEF: Hơn 2 triệu trẻ em Niger cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), cuộc khủng hoảng hiện nay ở Niger đang làm gia tăng nguy cơ đối với hàng triệu trẻ em dễ bị tổn thương tại nước này.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong một tuyên bố, đại diện của UNICEF tại Niger - ông Stefano Savi cho biết: “Tình hình hiện tại rất đáng lo ngại và tạo thêm gánh nặng cho bối cảnh nhân đạo vốn đã tàn khốc”. Theo ông, tính đến thời điểm hiện tại, hơn 2 triệu trẻ em Niger đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng và cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.

Thậm chí, ngay cả trước khi khủng hoảng xảy ra, các chuyên gia đã dự báo khoảng 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tại Niger sẽ bị suy dinh dưỡng trong năm 2023.

Đại diện UNICEF khẳng định đang tiếp tục hỗ trợ cho Niger, song phải đối mặt với những rào cản ngày càng lớn. Theo đó, UNICEF lo ngại về tình trạng mất điện trong khi điện vốn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản vaccine để tiêm phòng cho trẻ em, cũng như những nhu yếu phẩm cần giữ lạnh khác.

Tổ chức này cũng lo ngại về 21 container chở các mặt hàng thiết yếu đang bị mắc kẹt tại biên giới của Benin và cảng Cotonou của Niger. Ngoài ra, còn 29 container khác chở thực phẩm và thiết bị y tế đến Niger vẫn đang ở ngoài biển.

Ông Stefano Savi cho biết, UNICEF đã kêu gọi tất cả các bên liên quan đảm bảo các nhân viên nhân đạo và hàng viện trợ có thể tiếp cận an toàn những trẻ em dễ bị tổn thương nhất và những gia đình cần cứu trợ khẩn cấp. UNICEF cũng đề nghị các bên đảm bảo các lệnh trừng phạt và cắt giảm ngân sách không làm ảnh hưởng tới các chương trình nhân đạo quan trọng.

Sau khi quân đội Niger tiến hành cuộc đảo chính hôm 26/7 nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Mohamed Bazoum, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã áp đặt trừng phạt Niger. Cụ thể, ECOWAS đã phong tỏa các giao dịch tài chính và nguồn cung cấp điện cho Niger, đồng thời đóng cửa biên giới với quốc gia không giáp biển này, khiến việc tiếp cận các mặt hàng thiết yếu vô cùng khó khăn với một trong những nước nghèo nhất thế giới này.

Liên quan đến tình hình chính trị ở Niger, người đứng đầu chính quyền quân sự Niger, Tướng Abdourahamane Tiani, ngày 19/8, cam kết rằng giai đoạn chuyển tiếp ở quốc gia Tây Phi này sẽ không kéo dài quá 3 năm, đồng thời cảnh báo các nước bên ngoài không thực hiện việc can thiệp quân sự vào tình hình Niger. Tướng Tiani cũng tuyên bố khởi động "cuộc đối thoại quốc gia" trong vòng 30 ngày tới để đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm đặt "nền tảng cho hiến pháp mới".

Tuy nhiên, tuyên bố này đã vấp phải sự phản đối của ECOWAS. Ông Abdel-Fatau Musah - Ủy viên chính trị và an ninh của ECOWAS cho rằng, giai đoạn chuyển tiếp kéo dài trong 3 năm là không thể chấp nhận được, đồng thời cho biết ECOWAS muốn lập lại trật tự hiến pháp tại Niger sớm nhất có thể.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục liên tục trên 40 độ C trong những ngày qua, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết để trẻ em không phải chịu đựng nhiệt độ cao như hiện nay.

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Truyền thông Haiti hôm qua (25/4) đưa tin, Thủ tướng nước này, ông Ariel Henry đã từ chức, mở đường cho một chính phủ mới của quốc gia Caribe này. Chức vụ Thủ tướng tạm thời do ông Michel Patrick Boisvert, Bộ trưởng kinh tế và tài chính nắm giữ.

fb yt zl tw