UNESCO ủng hộ quyền được tiếp cận giáo dục - đào tạo của trẻ em và thanh niên Palestine

Ngày 25/11/2024, tại phiên họp đặc biệt lần thứ 8 ở Trụ sở UNESCO ở Paris (Cộng hòa Pháp), Hội đồng chấp hành UNESCO khẳng định ủng hộ quyền được tiếp cận giáo dục - đào tạo của trẻ em và thanh niên Palestine.

1.jpg
Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh phát biểu tại Phiên họp.

Phiên họp được triệu tập trong bối cảnh ngày 28/10/2024, Quốc hội Israel thông qua luật cấm Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động trên lãnh thổ Israel, gồm cả hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo miễn phí cho khoảng 550.000 trẻ em và gần 8.000 thanh niên tị nạn Palestine mỗi năm.

Tham dự Phiên họp có đại diện 58 nước thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO, trong đó có Việt Nam; đại diện rất nhiều nước không phải thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO cũng tham dự Phiên họp với tư cách quan sát viên. Về phía UNRWA có Người đứng đầu Bộ phận Giáo dục dự.

Thay mặt Tổng Giám đốc UNESCO, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Giáo dục Stefania Giannini nhấn mạnh cam kết của UNESCO trong việc bảo vệ quyền giáo dục cho tất cả mọi người, đồng thời khẳng định cam kết của UNESCO ủng hộ và hỗ trợ UNRWA thực hiện nhiệm vụ cung cấp miễn phí các dịch vụ giáo dục cho trẻ em tị nạn Palestine.

Phát biểu tại Phiên họp, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là yêu cầu các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương UNESCO và tôn chỉ, mục đích của UNESCO là xây dựng hòa bình trong tâm trí con người; kêu gọi các bên sớm ngừng bắn, chấm dứt các hành động thù địch theo tinh thần các Nghị quyết liên quan của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nỗ lực đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình, bền vững để giải quyết xung đột.

Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh cũng đánh giá cao và ủng hộ các nỗ lực, sáng kiến của các tổ chức, đối tác quốc tế, trong đó có UNESCO, nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, bảo đảm nhân đạo cho thường dân; đồng thời nhấn mạnh cần bảo vệ thường dân, nhân viên nhân đạo và các kết cấu hạ tầng dân sự, trong đó có các trường học.

Đại sứ hoan nghênh nỗ lực của UNESCO trong việc thúc đẩy hoàn thành Mục tiêu phát triển bền vững số 4 của Liên hợp quốc về thúc đẩy giáo dục chất lượng. Đại sứ khẳng định ủng hộ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của UNRWA trong việc bảo vệ quyền và cung cấp viện trợ nhân đạo thiết yếu cho người Palestine trên khắp khu vực, đặc biệt là tại Gaza.

Đại sứ kêu gọi các nước hợp tác chặt chẽ, tăng cường ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho UNRWA tiếp tục hoạt động và triển khai các khuyến nghị trong Báo cáo của Nhóm đánh giá độc lập về UNRWA do Tổng Thư ký Liên hợp quốc chỉ định, đặc biệt là các khuyến nghị liên quan đến giáo dục.

Đánh giá cao sự hợp tác lâu dài giữa UNESCO và UNRWA nhằm bảo đảm giáo dục và đào tạo chất lượng, bình đẳng và bao trùm cho trẻ em và thanh niên Palestine, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh khẳng định Việt Nam ủng hộ tiếp tục sự hợp tác này.

Phiên họp đặc biệt đã thông qua một Quyết định với nội dung chính là tái khẳng định cam kết của UNESCO ủng hộ UNRWA trong việc thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục; đề cao cam kết của UNESCO sẽ nỗ lực để mọi trẻ em tị nạn Palestine được tiếp cận một nền giáo dục chất lượng, bình đẳng và bao trùm. Quyết định cũng đề nghị Tổng Giám đốc UNESCO phối hợp chặt chẽ với UNRWA để xác định các biện pháp cụ thể cần tiến hành ngay lập tức để ủng hộ và bảo vệ các hoạt động của UNRWA, thí dụ như cử nhân sự bổ sung, hỗ trợ dụng cụ giáo dục.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

fbytzltw