U17 Việt Nam: Lối đi nào sau giải U17 châu Á

U17 Việt Nam nói riêng và bóng đá trẻ Việt Nam cần một cú hích mạnh mẽ hơn để trưởng thành sau khi trở về từ giải U17 châu Á 2025.

1. U17 Việt Nam không thể giành vé dự World Cup dù bất bại ở giải U17 châu Á 2025 là điều vô cùng đáng tiếc. Đoàn quân của HLV Cristiano Roland cho thấy bản lĩnh và sự trưởng thành đáng khen.

Các cầu thủ trẻ của bóng đá Việt Nam đã chiến thắng chính mình so với một năm về trước, lột xác hoàn toàn sau thất bại ở giải U16 Đông Nam Á .

Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen, người hâm mộ cũng đang đặt khá nhiều dấu hỏi cho tương lai U17 Việt Nam, cùng âu lo về việc đi vào vết xe đổ của không ít lứa cầu thủ tài năng trước đây khi không đạt đến đỉnh cao vì thiếu định hướng phát triển phù hợp.

img-0244.jpg
U17 Việt Nam đang sở hữu nhiều cầu thủ tiềm năng.

2. Vài năm trở lại đây, Uzbekistan đang vươn lên như một hiện tượng của bóng đá châu lục, gặt hái hàng loạt thành công ở cấp độ trẻ cho đến ĐTQG như U17 vào đến tứ kết World Cup, U20 vô địch châu Á… và sắp giành vé dự World Cup 2026.

Sự trỗi dậy ấy bên cạnh tiềm năng bóng đá sẵn có, Uzbekistan đã bắt tay vào thực hiện một đề án quốc gia về thể thao lớn khi chi vài chục triệu USD xây dựng học viện bóng đá trẻ, cải thiện sân bãi… hòng thay đổi thành tích.

Đáng nói, cách mà Uzbekistan theo đuổi không mới khi làm tương tự như những nền bóng đá hàng đầu châu lục gồm Nhật Bản, Hàn Quốc… từng thực hiện trước đây.

3. Quay trở lại với U17 Việt Nam, với những gì đã thể hiện đội bóng của HLV Cristiano Roland được cho rất có tiềm năng để phát triển nhưng từ tiềm năng đến khi khoác áo tuyển Việt Nam lại là chặng đường rất dài.

img-0241.jpg
Nhưng để vươn lên, trưởng thành... cần một cú hích mạnh mẽ.

Dài không chỉ là thời gian, tuổi tác mà ở chỗ các cầu thủ trẻ Việt Nam thực sự ít sân chơi. Tính trung bình mỗi cầu thủ từ U15-U19 ở Việt Nam nếu nhiều cũng chỉ có khoảng trên dưới chục trận mỗi năm - một con số thua xa cả các cầu thủ trẻ Thái Lan, Indonesia chứ chưa so với Nhật Bản, Hàn Quốc.

Vấn đề này đáng nói lại không mới nên tới đây bóng đá trẻ Việt Nam nếu muốn duy trì thành tích, phát triển và trở thành lớp kế cận cho ĐTQG sẽ cần một cú hích lớn từ hệ thống thi đấu đến sự đầu tư, thay vì chỉ trông vào một vài lò đào tạo như nhiều năm qua.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội mới cho bóng đá nữ Việt Nam tại Olympic 2028

Cơ hội mới cho bóng đá nữ Việt Nam tại Olympic 2028

Quyết định nâng số đội bóng nữ lên 16 tại Thế vận hội Olympic Los Angeles 2028 (LA28) vừa được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) thông qua, được Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đánh giá là bước tiến đột phá, phản ánh nỗ lực chung vì sự phát triển bền vững và bình đẳng của bóng đá nữ trên toàn thế giới.

Cơ hội mới cho bóng đá nữ Việt Nam tại Olympic 2028

Cơ hội mới cho bóng đá nữ Việt Nam tại Olympic 2028

Quyết định nâng số đội bóng nữ lên 16 tại Thế vận hội Olympic Los Angeles 2028 (LA28) vừa được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) thông qua, được Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đánh giá là bước tiến đột phá, phản ánh nỗ lực chung vì sự phát triển bền vững và bình đẳng của bóng đá nữ trên toàn thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư khen Đội tuyển bóng đá nam U17 quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư khen Đội tuyển bóng đá nam U17 quốc gia

Ngày 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính có thư khen gửi Huấn luyện viên trưởng Cristiano Roland và toàn thể Đội tuyển bóng đá nam U17 quốc gia đã thi đấu xuất sắc và giành những điểm số quan trọng trước những đội bóng mạnh tại Vòng chung kết U17 châu Á và cũng là vòng loại Giải U17 thế giới năm 2025.

Tinh thần thể thao ở Trường Sa

Tinh thần thể thao ở Trường Sa

Trên Quần đảo Trường Sa, giữa mênh mông trùng khơi, cùng với huấn luyện sẵn sàng chiến đấu thì tinh thần yêu thể thao, rèn luyện sức khỏe là một phần không thể thiếu trong đời sống thường nhật. 

fb yt zl tw