Tưng bừng Lễ hội đền Bảo Hà năm 2023

Sáng 1/9 tức 17/7 âm lịch, hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đến tham dự Lễ hội đền Bảo Hà, huyện Bảo Yên năm 2023.

km6 (1).jpg
Quang cảnh buổi lễ.

Lễ hội năm nay được tổ chức với quy mô cấp huyện, diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023).

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh; nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương trong và ngoài tỉnh; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bảo Yên qua các thời kỳ; các nghệ nhân ưu tú, nghệ sỹ ưu tú, nghệ nhân dân gian và hàng nghìn người dân, du khách.

km5.jpg
km91.jpg
Các đại biểu tham dự khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2023.

Đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê Cảnh Hưng, thờ danh tướng Nguyễn Hoàng Bảy - người có công bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ở cửa ải Lào Cai. Vào cuối triều Lê (1740 - 1786), các châu Thuỷ Vĩ, Văn Bàn và nhiều nơi khác thuộc phủ Quy Hóa luôn bị giặc tràn sang cướp phá. Trước tình hình đó, triều đình cử danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Hồng đánh đuổi giặc, giải phóng Khau Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn.

km7.jpg
km8.jpg
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ hội.

Tại đây, danh tướng Hoàng Bảy đã tổ chức các thổ ty, tù trưởng luyện tập binh sỹ, sau đó thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay). Trong một trận đánh không cân sức với quân giặc, danh tướng Hoàng Bảy đã anh dũng hy sinh. Giặc bỏ xác ông xuống sông Hồng. Xác ông trôi đến Bảo Hà, được Nhân dân trong vùng vớt lên chôn cất và lập đền thờ. Để ghi nhớ công lao của ông, các vua Minh Mạng, Thiệu Trị (triều Nguyễn) đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần vệ quốc”; còn đồng bào các dân tộc địa phương thì tôn thờ ông là vị thần. Ông đi vào cõi tâm linh, ngày giỗ chính là 17/7 âm lịch.

km96.jpg
Đánh trống khai hội đền Bảo Hà năm 2023.

Lễ hội đền Bảo Hà được tổ chức hằng năm vào ngày 17/7 âm lịch. Đây cũng là dịp giới thiệu với du khách nét đẹp văn hóa các dân tộc địa phương, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư vào du lịch văn hóa tâm linh ở Bảo Hà, Bảo Yên nói riêng và Lào Cai nói chung. Lễ hội đền Bảo Hà đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016.

Tại lễ khai mạc, phần lễ được tổ chức trang trọng, hoành tráng với màn múa lân - sư - rồng đẹp mắt cùng nhiều tiết mục văn nghệ dàn dựng công phu. Đặc biệt là màn sử thi chèo “Tướng Hoàng Bảy trấn giữ biên cương” và màn trống hội “Âm vang Bảo Hà”.

Tham dự lễ khai mạc, các đại biểu, người dân và du khách thập phương tham gia rước kiệu và dâng hương tại đền Bảo Hà.

km97.jpg
km1.jpg
km2.jpg
Các đại biểu dâng hương và thắp hương tưởng nhớ danh tướng Hoàng Bảy.

Lễ hội đền Bảo Hà năm 2023 có nhiều đổi mới về nội dung và quy mô tổ chức với chuỗi các hoạt động như: Ngày hội quế và Hội thảo xúc tiến ngành hàng quế tỉnh Lào Cai tổ chức tại huyện Bảo Yên; Hội chợ giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại tỉnh Lào Cai năm 2023; Hội thảo về thần vệ Quốc Hoàng Bảy - Bảo Hà; Triển lãm ảnh “Đất và người Bảo Yên”; khu vực trình diễn không gian văn hóa các dân tộc Bảo Yên; Lễ cầu an thả đèn hoa đăng, Lễ khao quân, Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bảo Hà linh thiêng”, lễ chính, lễ rước kiệu, lễ dâng hương… Các sự kiện được tổ chức từ ngày 25/8 đến ngày 1/9/2023 (tức từ ngày 10/7 đến 17/7 năm Quý Mão).

km99.jpg
km4.jpg
Đoàn rước kiệu ông về sân lễ hội.

Trước đó, Ban Tổ chức đã tổ chức lễ rước kiệu cô từ đền Cô Tân An sang đền ông Hoàng Bảy và thực hiện nghi lễ dâng hương.

km95.jpg

Sau phần lễ, người dân và du khách được tham gia phần hội với nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu thể thao giữa các thôn, bản trong xã Bảo Hà. (ảnh trên)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khám phá không gian văn hoá Tây Bắc tại thủ đô

Khám phá không gian văn hoá Tây Bắc tại thủ đô

Chiêm ngưỡng 100 bức chân dung của người dân vùng cao trên giấy Dó, khám phá tập tục, văn hoá của người Thái qua các thiết kế sắp đặt cùng show trình diễn thị giác là những trải nghiệm thú vị khi người dân đến với triển lãm thị giác Tây Park - Ngàn tổ chức tại Area 75 Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong những ngày này.

Hà Nội khẳng định vị thế là một 'kinh đô ẩm thực'

Hà Nội khẳng định vị thế là một 'kinh đô ẩm thực'

Hà Nội có nền ẩm thực nổi tiếng lâu đời, nơi có nhiều món ăn độc đáo. Lễ hội Ẩm thực Hà Nội 2024 với sự tham gia của hơn 80 gian hàng, với những món đặc sản của Hà Nội, các vùng miền, món ăn quốc tế hấp dẫn, Hà Nội khẳng định vị thế là một “kinh đô ẩm thực”.

Chương trình truyền hình thực tế: Cuốn hút từ điểm nhấn văn hóa Việt

Chương trình truyền hình thực tế: Cuốn hút từ điểm nhấn văn hóa Việt

Thời gian gần đây, các chương trình truyền hình được “làm mới” bởi dàn nghệ sĩ nổi tiếng và đặc biệt là sự phô diễn độc đáo của một số loại hình âm nhạc truyền thống. Hay giới thiệu các điểm đến lịch sử, danh lam thắng cảnh… đã lan tỏa mạnh mẽ văn hóa Việt đến với cộng đồng.

Hệ giá trị quốc gia, văn hóa và gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Hệ giá trị quốc gia, văn hóa và gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Ngày 28/11, tại thành phố Việt Trì, Tỉnh ủy Phú Thọ phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn vùng Trung du và miền núi phía bắc”.

Tranh dân gian Việt: Hồn xưa, sắc mới

Tranh dân gian Việt: Hồn xưa, sắc mới

Tranh dân gian Việt Nam, từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần người dân. Những dòng tranh như Đông Hồ, Hàng Trống, Làng Sình, Kim Hoàng không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mà còn chứa đựng những thông điệp về nhân sinh quan, tín ngưỡng và phong tục. Trong dòng chảy hiện đại, tranh dân gian đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự đổi mới để tồn tại và tiếp tục khẳng định giá trị trong đời sống đương đại.

Trăn trở giữ nghề truyền thống

Trăn trở giữ nghề truyền thống

Ở một góc nhỏ trong thôn người Nùng Dín ở xã Nấm Lư, huyện Mường Khương vẫn có đôi tay miệt mài, chăm chỉ cầm kim khâu và chỉ thêu, may vá mỗi ngày với trái tim yêu văn hóa truyền thống, đam mê nghề thủ công của dân tộc mình.

Khai mạc Ngày hội Sách và Tuổi trẻ Lào Cai năm 2024

Khai mạc Ngày hội Sách và Tuổi trẻ Lào Cai năm 2024

Ngày 26/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông thành phố Lào Cai, Thành đoàn Lào Cai và Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ KBS Việt Nam (viết tắt là Công ty KBS Việt Nam) tổ chức Ngày hội Sách và Tuổi trẻ Lào Cai năm 2024.

22 tác phẩm đoạt giải ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương"

22 tác phẩm đoạt giải ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương"

Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào một dải biên cương” nhằm quảng bá vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, hùng vĩ cũng như những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng biên, khắc họa cuộc sống, lao động, sinh hoạt, rèn luyện chiến đấu của quân và dân khu vực biên cương Tổ quốc, góp phần khơi dậy, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc…

Khám phá Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Khám phá Tây Bắc giữa lòng Hà Nội

Từ ngày 26/11 đến 1/12/2024 tại không gian nghệ thuật Area 75 Art & Auction, triển lãm thị giác “Tây Park - Ngàn” hứa hẹn đưa công chúng Thủ đô đến với hành trình khám phá văn hóa và thiên nhiên Tây Bắc qua góc nhìn nghệ thuật đầy sáng tạo của nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tuấn.

fbytzltw