Tuần phim kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam

Tối 24/4, tại Hà Nội, Điện ảnh Quân đội nhân dân phối hợp Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khai mạc Tuần phim kỷ niệm 80 năm ra đời 'Đề cương về Văn hóa Việt Nam' (1943 - 2023) và 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thiếu tướng Lê Xuân Sang tặng hoa các nghệ sĩ và đơn vị sản xuất có phim tham gia Tuần phim. ảnh 1

Thiếu tướng Lê Xuân Sang tặng hoa các nghệ sĩ và đơn vị sản xuất có phim tham gia Tuần phim.

Phát biểu tại buổi khai mạc, Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ghi nhận và biểu dương sự chủ động, nỗ lực của các cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, nghệ sĩ Điện ảnh Quân đội nhân dân trong công tác phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội để tổ chức Tuần phim.

Thiếu tướng Lê Xuân Sang phát biểu, 80 năm trước, năm 1943, giữa bộn bề khó khăn của cách mạng, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên, nay là Hà Nội) đã thông qua Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo. Đề cương ra đời, là ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa cho toàn Đảng, toàn dân. Đề cương không những đã trở thành đường lối phát triển văn hóa Việt Nam suốt 80 năm qua mà còn tiếp tục soi đường, chỉ lối cho văn học nghệ thuật nước nhà trong thời gian tới; góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát biểu tại Lễ khai mạc. ảnh 2

Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát biểu tại Lễ khai mạc.

Công chiếu trong Tuần phim là những tác phẩm điện ảnh có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, mang những thông điệp sâu sắc, giàu tính nhân văn nhắn gửi đến các thế hệ người Việt Nam hôm nay để mỗi chúng ta cùng có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp tục nhân lên, làm giàu thêm những giá trị trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Thượng tá Nguyễn Thu Dung, Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân nhấn mạnh, Tuần phim được tổ chức nhằm tôn vinh những tác phẩm phản ánh vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, các tác phẩm tái hiện hình tượng con người Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giành độc lập, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, khẳng định ý nghĩa, giá trị và sức sống lâu bền của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, vai trò của sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, của tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất non sông và công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay.

Ngay sau lễ khai mạc, các đại biểu và khán giả đã có dịp thưởng thức bộ phim tài liệu “Hóa giải” của đạo diễn Vũ Anh Nhất. Phim kể về cuộc gặp gỡ giữa những cựu phi công Hoa Kỳ và Việt Nam từng tham gia không chiến trên bầu trời miền bắc những năm chúng ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Họ gặp gỡ không chỉ để nhắc lại và làm rõ những sự việc từng xảy ra trong chiến tranh. Họ gặp nhau để những cựu binh Hoa Kỳ được bộc bạch nỗi day dứt về bao tội ác chiến tranh mà không quân Mỹ gieo rắc ở Việt Nam; để những người lính Cụ Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam bày tỏ tinh thần bao dung, tha thứ; để hóa giải nỗi đau quá khứ và hướng tới khát vọng xây dựng tương lai hòa bình cho các dân tộc trên thế giới. Bộ phim phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh, nêu cao khát vọng hòa bình, ca ngợi lòng nhân ái của con người Việt Nam, khép lại hận thù để hướng tới những giá trị nhân văn.

Nhiều khán giả có mặt để hưởng ứng Tuần phim. ảnh 3

Nhiều khán giả có mặt để hưởng ứng Tuần phim.

Trong Tuần phim, Điện ảnh Quân đội nhân dân lựa chọn 8 tác phẩm điện ảnh của nhiều đơn vị sản xuất phim trong cả nước. Trong đó có 4 bộ phim tài liệu (Hóa giải, Ngày cuối của chiến tranh, Còn lại với thời gian, Sống và kể lại) và bốn phim truyện gồm (Khúc mưa, Cha cõng con, Sinh mệnh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh).

Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân chia sẻ, mỗi bộ phim được lựa chọn trình chiếu là một câu chuyện, một màu sắc sinh động, hấp dẫn đã tái hiện hình tượng người lính ở nhiều góc độ trong chiến đấu, sự hy sinh quên mình, những cảm xúc sâu lắng về người lính Cụ Hồ; cũng như cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của chúng ta để giành độc lập, hòa bình thống nhất cho đất nước hôm nay.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Người được mệnh danh “thần đồng thơ” một thuở tiết lộ: “Tôi có đến 3 bài thơ về trăng đều viết vào dịp trung thu. Đó là bài “Trông trăng”; “Trăng sáng sân nhà em”; “Trăng ơi từ đâu đến”.

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Ở tuổi 87, nhà văn Ma Văn Kháng vừa trở lại với văn đàn với tập truyện ngắn 'Chim trời bay về sau cơn mưa'. Qua tác phẩm, ông vẫn cho thấy dấu ấn văn chương của mình, đúng như kiểu 'gừng càng già càng cay' vậy.

Vị đoàn viên

Vị đoàn viên

Ở thời điểm này, người ta quan tâm nhiều về thị trường bánh trung thu của năm nay, xem có những lựa chọn nào, hương vị nào mới lạ. Một mùa trăng đoàn viên nhưng nhắc nhiều chắc cũng chỉ có chuyện ăn gì, đi chơi ở đâu… Đôi khi cái bánh tròn đầy, đủ vị nhưng giá trị đoàn viên thì cứ phai nhạt dần.

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc lần 3 do Báo Người Lao Động tổ chức với giải nhất 30 triệu đồng, giải nhì 20 triệu đồng... Tổng kết mỗi quý, ban tổ chức sẽ công bố những bức ảnh lọt vào vòng sơ khảo.

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Vừa qua, gần 150 du khách đã phải nhập viện, điều trị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng, trong đó có 30 khách nước ngoài. Đến nay, toàn bộ người bị ngộ độc đã xuất viện. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng, đăng trên Fanpage của tiệm, Facebook cá nhân bà chủ Trương Thị Phượng...

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Vườn Di sản ASEAN trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với diện tích hơn 28.000 ha nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 m so với mặt nước biển, thuộc địa bàn thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu). Với hệ sinh thái rừng phong phú, nơi đây được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học vào bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách.

Nơi lắng đọng tình cảm với Bác kính yêu

Nơi lắng đọng tình cảm với Bác kính yêu

Nằm ngay trung tâm thành phố Lào Cai, Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai còn có tên gọi là Công viên Hồ Chí Minh. Đây là nơi thể hiện tình cảm thiêng liêng, lòng tôn kính, nơi lắng đọng niềm kính yêu và sự biết ơn vô hạn của đồng bào các dân tộc Lào Cai đối với Bác Hồ.

Khán giả ngày càng khắt khe

Khán giả ngày càng khắt khe

Từ những vụ lùm xùm, bê bối của các nghệ sĩ gần đây có thể thấy, khán giả ngày càng khắt khe và thể hiện thái độ quyết liệt hơn. Họ sẵn sàng tẩy chay những nghệ sĩ mắc sai lầm nhưng thiếu sự cầu thị. Vì vậy, nghệ sĩ khi mắc sai lầm nên xin lỗi chân thành, đúng người, đúng chỗ, không thể qua loa, hời hợt.

Chấn hưng văn hóa phải chăng bắt đầu từ việc minh bạch các nguồn vốn đầu tư

Chấn hưng văn hóa phải chăng bắt đầu từ việc minh bạch các nguồn vốn đầu tư

Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đang xây dựng "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045" với kinh phí khoảng 350.000 tỷ đồng giai đoạn 11 năm (2025 - 2035), tăng nhiều so với mức đầu tư trước đây. Với con số đầu tư khổng lồ này, làm thế nào để thực sự hiệu quả, không bị lãng phí là bài toán đặt ra với toàn ngành văn hóa.

Bài 3: Liên kết để phát triển bền vững

Hành trình qua những miền di sản Việt Bắc Bài 3: Liên kết để phát triển bền vững

Việt Bắc - tự hào là quê hương cách mạng gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Ngoài những địa danh lịch sử gắn với truyền thống hào hùng của dân tộc, Việt Bắc còn có hàng nghìn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Kế thừa cội nguồn lịch sử, phát huy những giá trị tương lai, Việt Bắc đang ngày càng phát triển hơn, lớn mạnh hơn…

Bài 2: Miền di sản Việt Bắc – Tinh hoa và bản sắc

Hành trình qua những miền di sản Việt Bắc Bài 2: Miền di sản Việt Bắc – Tinh hoa và bản sắc

Việt Bắc - tự hào là quê hương cách mạng gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Ngoài những địa danh lịch sử gắn với truyền thống hào hùng của dân tộc, Việt Bắc còn có hàng nghìn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Kế thừa cội nguồn lịch sử, phát huy những giá trị tương lai, Việt Bắc đang ngày càng phát triển hơn, lớn mạnh hơn…

fb yt zl tw