Truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án tại VNCERT

Bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án tại Trung tâm VNCERT bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.

Bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn thời điểm chưa bị khởi tố.
Bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn thời điểm chưa bị khởi tố.

Trong số các bị can, cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn; Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã toàn quốc; truy nã quốc tế; truy nã đặc biệt ngày 29/6/2023.

Ngoài bị can Nhàn, 12 bị can còn lại gồm: Nguyễn Trọng Đường (cựu Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, cựu Giám đốc VNCERT); Đỗ Văn Sơn (cựu Trưởng Ban quản lý dự án 2 Công ty AIC); Nguyễn Văn Thế (cựu Trưởng ban Kỹ thuật 7 Công ty AIC); Ngô Quang Huy (cựu Phó chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông, cựu Phó giám đốc VNCERT); Trần Nguyên Chung (cựu Trưởng phòng An toàn hệ thống thông tin, Cục An toàn thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông, cựu Trưởng Ban Quản lý dự án VNCERT); Nguyễn Thị Ánh Hồng (cựu Chuyên viên VNCERT); Trần Duy Hiếu (sinh năm 1967, cựu Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông)…

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) truy tố ra trước Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC) và 12 bị can khác trong vụ án tại Trung tâm VNCERT về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.

Trước đó, bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã bị xét xử trong 4 vụ án. Bản án sơ thẩm số 05 ngày 4/1/2023 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Bản án phúc thẩm số 389 ngày 24/5/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xử phạt Nguyễn Thị Thanh Nhàn 16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", 14 năm tù về tội "Đưa hối lộ". Tổng hợp hình phạt của 2 tội là 30 năm tù.

Bản án sơ thẩm số 120 ngày 26/10/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Bản án phúc thẩm số 154 ngày 26/2/2024 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xử phạt Nguyễn Thị Thanh Nhàn 10 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Tổng hợp hình phạt chung của các bản án là 30 năm tù.

Bản án sơ thẩm số 336 ngày 12/7/2024 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Bản án phúc thẩm số 973 ngày 8/10/2024 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt Nguyễn Thị Thanh Nhàn 12 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", 12 năm tù về tội "Đưa hối lộ". Tổng hợp hình phạt chung của các bản án là 30 năm tù.

Bản án sơ thẩm số 144 ngày 1/11/2024 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, xử phạt Nguyễn Thị Thanh Nhàn 13 năm tù về tội "Đưa hối lộ". Tổng hợp hình phạt buộc Nguyễn Thị Thanh Nhàn phải chấp hành hình phạt chung của các bản án là 30 năm tù.

"Thâu tóm" đấu thầu, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 17 tỷ đồng

Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xác định, năm 2017, VNCERT được giao làm chủ đầu tư dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối Internet quốc tế.

Dự án được phân chia thành 12 gói thầu, gồm: mua sắm hệ thống thiết bị, phần mềm; thuê, mua dịch vụ; tư vấn; thẩm định giá; giám định hàng hóa... Riêng gói thầu số 8 đầu tư mua sắm hệ thống thiết bị, phần mềm có giá trị hơn 70,6 tỷ đồng.

Cơ quan tố tụng nhận định, việc thực hiện đấu thầu gói thầu trên theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Tuy nhiên, các bị can thuộc chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thẩm định giá, đơn vị tư vấn lập dự án đã thông đồng, gian lận, vi phạm quy định về đấu thầu, giúp Công ty AIC trúng thầu.

Trong đó, bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo nhân viên phối hợp với VNCERT xây dựng danh mục thiết bị, phần mềm dự kiến sẽ mua sắm; đồng thời liên hệ với các hãng bán hàng hỏi giá thiết bị, cộng thêm 40% để ra giá dự toán và thống nhất với VNCERT đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi.

Dưới sự chỉ đạo của bà Nhàn, các nhân viên tại Công ty AIC còn làm hồ sơ "quân xanh", làm khống các tài liệu nhằm bảo đảm năng lực tham gia đấu thầu…

Chuỗi hành vi trên giúp Công ty AIC trúng gói thầu số 8 thuộc dự án, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 17,2 tỷ đồng. Bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đánh giá là chủ mưu, cầm đầu vụ án. Các bị can khác giữ vai trò đồng phạm giúp sức.

Bị can Nhàn đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới là Nguyễn Văn Thế, Trưởng ban Kỹ thuật 7 AIC; Đỗ Văn Sơn, Trưởng ban 2 AIC, và nhân viên dưới quyền thông đồng, cấu kết với chủ đầu tư để tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu; gian lận trong việc lập hồ sơ dự thầu. Bị can Nguyễn Trọng Đường là đại diện chủ đầu tư nhưng đã chỉ đạo cấp dưới trực tiếp là Ngô Quang Huy, Trần Nguyên Chung, Nguyễn Thị Ánh Hồng thực hiện hành vi thông thầu.

Cáo trạng thể hiện sau khi trúng gói thầu số 8, bị can Nguyễn Trọng Đường đã nhận của Công ty AIC số tiền 1 tỷ đồng và giao cho Dương Thị Minh, Kế toán trưởng VNCERT, chia cho các thành viên tham gia dự án vào dịp Tết Nguyên đán năm 2019.

Trong đó, bị can Nguyễn Trọng Đường nhận 200 triệu đồng, một số bị can khác nhận từ 20 - 50 triệu đồng; còn lại được sử dụng phục vụ các hoạt động chung của VNCERT. Đến nay, cảnh sát đã tạm giữ của các bị can số tiền hơn 1,5 tỷ đồng và kê biên 3 căn nhà.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

'Lợi dụng kinh doanh online để trà trộn hàng không rõ nguồn gốc'

'Lợi dụng kinh doanh online để trà trộn hàng không rõ nguồn gốc'

Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Phan Quốc Đông cho biết: Hiện nổi lên tình trạng lợi dụng kinh doanh sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, hoạt động bưu chính, chuyển phát nhanh, đối tượng buôn lậu đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bát Xát: Tăng cường công tác giữ gìn an ninh, trật tự

Bát Xát: Tăng cường công tác giữ gìn an ninh, trật tự

Thời gian qua, lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn huyện Bát Xát đã làm tốt công tác tuyên truyền, từ đó tạo được lòng tin trong Nhân dân và thu nhận được nhiều nguồn tin tố giác tội phạm có giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Lâm Đồng cảnh báo thủ đoạn ghép ảnh cá nhân vào clip nhạy cảm để tống tiền

Lâm Đồng cảnh báo thủ đoạn ghép ảnh cá nhân vào clip nhạy cảm để tống tiền

Thời gian gần đây, lực lượng công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện thủ đoạn mới, các đối tượng sử dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo để cắt ghép hình ảnh khuôn mặt của cá nhân vào các hình ảnh, clip có nội dung “nhạy cảm” để thực hiện các hành vi lừa đảo, đe dọa tống tiền.

Lật tẩy chiêu trò 'thổi giá' trong đấu giá đất

Lật tẩy chiêu trò 'thổi giá' trong đấu giá đất

Thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có nhiều chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp các địa phương tổ chức đấu giá đất để bổ sung nguồn thu cho ngân sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời giúp người dân có nhu cầu cải thiện chỗ ở, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.

Quy định mới về trình tự xử lý 'phạt nguội' vi phạm giao thông

Quy định mới về trình tự xử lý 'phạt nguội' vi phạm giao thông

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày 15/11/2024, quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 73/2024/TT-BCA).

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ký văn bản 133/KH-BCĐ389 ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Quy định mới về việc Cảnh sát giao thông dừng phương tiện để kiểm soát

Quy định mới về việc Cảnh sát giao thông dừng phương tiện để kiểm soát

Việc dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát của Cảnh sát giao thông được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày 15/11/2024, quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư  73/2024/TT-BCA).

Xử lý nghiêm vụ việc 379 người nhập viện sau khi ăn bánh mì ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Xử lý nghiêm vụ việc 379 người nhập viện sau khi ăn bánh mì ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 30-11, ông Đặng Minh Thông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đại diện Sở Y tế, UBND thành phố Vũng Tàu và các đơn vị có liên quan đã đến thăm, chia buồn cùng gia đình có bệnh nhân tử vong trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì, xảy ra tại thành phố Vũng Tàu.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Chiều 29/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính với 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,90% tổng số đại biểu Quốc hội.

fb yt zl tw