Trung Quốc hạ lãi suất cho vay thúc đẩy phục hồi nền kinh tế

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất cho vay cơ bản lần đầu tiên trong vòng 10 tháng, nhằm thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hậu đại dịch.

Theo đó, lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm giảm 10 điểm cơ bản, từ 3,65% hiện nay xuống còn 3,55%. Trong khi đó, lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm được sử dụng để xác định lãi suất thế chấp cũng giảm 10 điểm cơ bản xuống 4,2% từ mức 4,3% hiện tại.

Lần gần đây nhất Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản 2 kỳ hạn này là vào tháng 8/2022 sau khi các dữ liệu phản ánh nền kinh tế nước này phục hồi chậm chạp.

Động thái trên của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương, gọi tắt là PBOC) đúng như dự kiến của thị trường. Đây là lần hạ lãi suất chính sách thứ ba của nước này chỉ trong một tuần, nhằm gửi đi tín hiệu về nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh áp lực đi xuống ngày càng tăng do tình hình địa chính trị toàn cầu phức tạp và nhu cầu thế giới suy yếu.

(Ảnh minh họa - CFP)

Hồi tuần trước, PBOC vừa cắt giảm lãi suất cho vay trung và ngắn hạn, cũng với mức giảm 10 điểm, trong đó lãi suất mua lại đảo ngược 7 ngày (repo) giảm từ 2% xuống 1,9% vào ngày 12/6, lãi suất cho vay trung hạn 1 năm giảm từ 2,75% xuống 2,65% ngày 15/6.

Dữ liệu kinh tế gần đây không mấy lạc quan khi xuất khẩu của Trung Quốc giảm trong tháng 5, sản lượng công nghiệp và tăng trưởng doanh số bán lẻ thấp hơn dự báo, sản xuất quy mô lớn đang phải đối mặt với nhu cầu yếu, trong khi bất động sản vẫn chưa phục hồi sau 3 năm sụt giảm. Bên cạnh đó, nước này cũng đang phải đối phó với xu hướng giảm phát trong năm nay khi chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp yếu.

Một số ngân hàng đầu tư toàn cầu đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sau khi dữ liệu tháng 5 cho thấy sự phục hồi đang chững lại. Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay từ mức 6% xuống còn 5,4%. Trước đó, nhiều ngân hàng khác cũng có động thái tương tự, như UBS, Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America) và JPMorgan.

Cuộc họp Thường trực Chính phủ do Thủ tướng Lý Cường chủ trì hôm 16/6 cho biết, Trung Quốc đang cân nhắc các chính sách để thúc đẩy sự phục hồi bền vững của nền kinh tế.

Theo chuyên gia nước này, nhiều địa phương Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh việc phát hành phiếu tiêu dùng và trợ cấp tiêu dùng để nâng cao khả năng tiêu dùng của người dân. Trong khi về điều chỉnh vĩ mô, báo cáo phân tích của công ty chứng khoán CITIC (CITIC Securities) cho rằng, nước này vẫn có khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) trong thời gian còn lại của năm nay./.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw