Triển vọng nào cho Việt Nam và các nước IPEF khi 2 thỏa thuận chính có hiệu lực

Thỏa thuận về Kinh tế sạch và Kinh tế công bằng, hai trong bốn trụ cột chính của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), lần lượt có hiệu lực vào ngày 11/10 và 12/10.

Dự án nhà máy điện gió Hanbaram tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã được đưa vào vận hành thương mại.
Dự án nhà máy điện gió Hanbaram tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã được đưa vào vận hành thương mại.

Hãng thông tấn Kyodo ngày 12/10 đưa tin, Thỏa thuận về Kinh tế sạch và Kinh tế công bằng, hai trong bốn trụ cột chính của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), lần lượt có hiệu lực vào ngày 11/10 và 12/10.

Điều này mở ra cơ hội hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa các nước thành viên nhằm hướng tới phát triển kinh tế và thương mại bền vững dựa trên công bằng và năng lượng sạch.

Thỏa thuận về Kinh tế sạch bao gồm các điều khoản để 14 quốc gia thành viên IPEF hướng tới đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng thông qua những nỗ lực như phát triển năng lượng hydrogen, tăng cường triển khai sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững và mua bán điện sạch.

Hiệp định Kinh tế công bằng còn có các điều khoản nhằm ngăn ngừa tham nhũng, cải thiện tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý thuế, như tăng cường bảo vệ người tố cáo tham nhũng và đưa ra các quy định để trừng phạt các hoạt động bất hợp pháp trong quy trình mua sắm của chính phủ.

Các thành viên IPEF đã hoàn tất thảo luận về hai thỏa thuận trên vào tháng 11/2023 tại Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023 diễn ra ở San Francisco (Mỹ).

Trước đó, thỏa thuận về tăng cường chuỗi cung ứng cũng có hiệu lực hồi tháng 2/2024, trong khi thỏa thuận cuối cùng về thương mại vẫn đang trong quá trình thảo luận và các nước thành viên vẫn còn nhiều khác biệt về vấn đề thương mại số.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố IPEF tại Tokyo vào tháng 5/2022, nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với các nước ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

14 quốc gia tham gia đàm phán, bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Singapore, Brunei và Fiji.

Khuôn khổ kinh tế IPEF được chia thành bốn trụ cột gồm thương mại, chuỗi cung ứng, nền kinh tế sạch và nền kinh tế công bằng. Chiếm 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF là một hiệp định thương mại thế hệ mới, trong đó không bao gồm các cam kết cắt giảm thuế quan.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 75/2024/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của Chính phủ.

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Chiều 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) tới 63 điểm cầu trên toàn quốc.

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Như Báo Lào Cai đã đưa tin, sáng 26/7, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) đã diễn ra. Sau phát biểu khai mạc của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị đã được nghe báo cáo đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2023, tỉnh Lào Cai đạt 67,38 điểm, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố, giảm 15 bậc so với năm 2022 (11/63). Bên cạnh đó, xếp hạng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI 2023) lần thứ hai được VCCI công bố, Lào Cai xếp ngoài top 30.

Vì sao tăng trưởng GRDP của Lào Cai thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước?

Vì sao tăng trưởng GRDP của Lào Cai thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước?

Quý II/2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) mặc dù cao hơn quý II/2023 và quý I/2024 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước. Để thấy được nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng GRDP của tỉnh trong quý II thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

fbytzltw