Triển lãm "Chơi" của nhóm G39: Trung Thu không chỉ là Tết thiếu nhi

Triển lãm sẽ mang đến 70 tác phẩm ở đa đạng chất liệu, với bóng dáng quen thuộc của cá chép, trẻ thơ chơi Trăng, của gia đình sum vầy và những trò chơi truyền thống đang được lưu giữ trong ký ức.

''Múa sư tử'' của Đào Trọng Lưu.

Đến hẹn lại lên, nhóm họa sỹ G39 sắp trở lại với triển lãm tranh mỹ thuật dịp Trung Thu. Triển lãm có tên "Chơi," sẽ kéo dài từ ngày 7/9 đến hết ngày 12/9/2023 tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội).

Đây là lần thứ 8 nhóm thực hiện triển lãm này. Theo tinh thần của nhóm họa sỹ, Tết Trung Thu vừa là cái Tết đặc biệt của trẻ em, vừa không hẳn chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

"Đó là một cái Tết của bạn bè, gia đình quây quần, sum vầy, gặp gỡ trao nhận yêu thương," nhóm họa sỹ viết. Qua triển lãm, G39 muốn nhắc nhớ mỗi người lớn cũng từng là trẻ con và luôn tồn tại một phần trẻ con trong mình.

Do vậy, triển lãm "Chơi" được mô tả sẽ giống như một đêm hội Trăng rằm rực rỡ, là bữa cỗ Trung Thu của đa dạng chất liệu từ tranh sơn dầu, tranh màu bột, sơn acrylic đến tác phẩm điêu khắc gỗ, tổng cộng 70 tác phẩm.

Nguồn cảm hứng sáng tác cho mỗi nghệ sỹ là hình ảnh trẻ con vui đùa trong đêm Trăng, hồn nhiên với những trò rước đèn, múa rồng, múa lân... mang đến nhiều sức gợi về cả màu sắc lẫn hình khối.

''Chơi'' của Tào Linh.

Người xem triển lãm sẽ thấy bóng dáng của những hình ảnh quen thuộc khác trong dịp này, ví dụ như cá chép trong các điển tích vượt vũ môn, lưỡng ngư vọng nguyệt, thể hiện ước muốn no ấm, thành công trong dân gian.

Song song với đó là những trưng bày về trò chơi dân gian, những trò chơi truyền thống của trẻ em đang dần biến mất trong thời hiện đại. Đó là những trò kéo cưa lừa xẻ, trồng nụ trồng hoa, thả diều, nhảy dây...

Những người họa sỹ, nghệ sỹ nói chung của nhóm muốn khẳng định: Nếu những trò chơi ấy biến mất, thì không chỉ riêng chúng, mà cả những ký ức, tuổi thơ và truyền thống của bị lãng quên.

Nhóm nghệ sỹ G39 gồm 13 tên tuổi gồm Tào Linh, Lê Thiết Cương, Chu Hồng Tiến, Vương Linh, Doãn Hoàng Lâm, Đào Trọng Lưu và rất nhiều cái tên quen thuộc khác của giới mỹ thuật trong nước.

Một số tác phẩm góp mặt trong triển lãm:

''Trò chơi ký ức'' - Chu Hồng Tiến.

''Chơi Lân'' của Lê Ngọc Thuận,

''Vờn Trăng'' - Lê Thư Hương.

''Kéo cưa lừa xẻ'' - Lê Thiết Cương.

''Rước đèn'' của Hoàng Phương Liên.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

fb yt zl tw