Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Ngày 3/2, thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả người dân được đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, khí thế, động lực mới, Bộ xác định thực hiện phương châm “Ai ai cũng có Tết, nhà nhà đều có Tết”. Trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng.

Ông Võ Khắc Thái, Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh tặng quà Tết cho công nhân tại công trường dự án đường Vành đai 3. (Ảnh minh họa)
Ông Võ Khắc Thái, Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh tặng quà Tết cho công nhân tại công trường dự án đường Vành đai 3. (Ảnh minh họa)

Về tình hình bảo đảm an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã có công văn chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường công tác bảo đảm an sinh xã hội, an toàn trong dịp Tết; phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà Tết các đối tượng chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động trong cả nước...

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương, toàn quốc đã hỗ trợ, tặng quà Tết cho trên 13,5 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí trên 7.943 tỷ đồng (tăng 181 tỷ đồng so với năm 2024); trong đó ngân sách trung ương là gần 711 tỷ đồng, ngân sách địa phương là gần 4.452 tỷ đồng, kinh phí vận động xã hội hóa là trên 2.779 tỷ đồng.

Đối với người có công với cách mạng, Chủ tịch nước đã quyết định tặng quà cho trên 1,66 triệu người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ với tổng kinh phí là trên 506,75 tỷ đồng. Tổng các nguồn ngân sách trung ương, địa phương và kinh phí vận động xã hội hỗ trợ, tặng quà Tết cho người có công với cách mạng và thân nhân người có công khoảng 2.804 tỷ đồng (tăng 59 tỷ đồng so với dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024).

Công tác hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chú trọng triển khai thực hiện. Các địa phương đã xây dựng Kế hoạch triển khai các hoạt động chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trên 1,1 triệu lượt người cao tuổi được chúc thọ và tặng quà Tết với tổng trị giá trên 673 tỷ đồng. Khoảng trên 445 nghìn lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo… đã được thăm hỏi, tặng quà Tết với tổng kinh phí trên 196 tỷ đồng. Cùng với đó, trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng; tặng quà cho trên 1,3 triệu lượt đối tượng bảo trợ xã hội với tổng trị giá trên 918 tỷ đồng.

Các địa phương đã tích cực hưởng ứng triển khai phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", đạt hiệu quả tích cực. Nhiều người dân đã được hỗ trợ để đón Tết trong các căn nhà mới với khoảng trên 22 nghìn nhà đã khánh thành và gần 20.500 nhà khởi công (trong đó có 6.962 căn nhà dành cho người có công với cách mạng).

Đồng thời, đảm bảo đủ lao động để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trước, trong và sau Tết, không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Tình hình lao động, việc làm, an toàn, phòng, chống cháy nổ trước, trong dịp Tết được các doanh nghiệp bảo đảm. Tình trạng ngừng việc trước Tết giảm đáng kể.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình trạng ngừng việc tập thể trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 giảm 50% so với năm trước (chỉ ghi nhận 7 vụ trong hai tháng cuối năm 2024).

Ngoài ra, mức thưởng cho người lao động cũng được các doanh nghiệp quan tâm. Mức thưởng bình quân Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là 7,72 triệu đồng/người, tăng 13% so với Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Công nhân, người lao động được các doanh nghiệp quan tâm, ngoài thưởng còn được bố trí nghỉ Tết phù hợp; tình hình lao động của doanh nghiệp bảo đảm.

Theo Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, năm 2025, các đơn vị ưu tiên một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp. Trong đó, tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, nắm chắc tình hình, nhất là những diễn biến mới trong tình hình hiện nay để hoàn thiện các chính sách cho phù hợp với thực tiễn; tiếp tục đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động triển khai thực hiện các nhiệm vụ chăm lo đời sống, chế độ, chính sách và bảo đảm an sinh xã hội cho công nhân, người lao động sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội gắn liền với cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp...

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảm thức về người lính

Cảm thức về người lính

Khúc quân hành vinh quang đã được những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam cất lên từ 80 năm trước, vẫn luôn được thế hệ “Bộ đội Cụ Hồ” hôm nay giữ gìn, xây đắp. Cảm thức về người lính, không chỉ có sự khâm phục cao độ mà còn là những rung động yêu thương, trân quý.

Tri thức dẫn lối cho mùa Xuân nở hoa của cô trò Làng Nủ

Tri thức dẫn lối cho mùa Xuân nở hoa của cô trò Làng Nủ

Mùa Xuân không chỉ đến từ sắc hoa đua nở, mà còn từ những nỗ lực vươn lên không ngừng, từ ánh sáng tri thức và sự ấm áp của những trái tim yêu thương. Chính những đứa trẻ ở Làng Nủ, qua từng bước đi học hỏi, sẽ là những hạt giống tươi tốt, góp phần nở hoa, kết trái, thắp sáng một mùa Xuân đầy hy vọng, bền vững và thịnh vượng cho tương lai.

Ca sỹ Đình Dũng: Lào Cai của tôi!

Ca sỹ Đình Dũng: Lào Cai của tôi!

Tối hôm trước biểu diễn ở Nghệ An, sớm hôm sau ca sỹ Đình Dũng xuất phát trở về Hà Nội theo lời hẹn với chúng tôi. Tại căn phòng nhỏ trong một tòa nhà tọa lạc trên phố Đội Cấn, Đình Dũng vẫn hoạt bát, nói năng sang sảng. Dường như liveshow tối hôm trước và quãng đường hơn 300 cây số trong tình trạng giao thông dịp cuối tuần không “làm khó” được anh. Có lẽ do Đình Dũng đã quen với những cuộc di chuyển gấp gáp như thế.

Thanh âm của sự hồi sinh

Thanh âm của sự hồi sinh

Làng Nủ hôm nay đã bừng sáng trong diện mạo mới. Mỗi buổi sáng, tiếng gà gáy vang lên từ những căn nhà mới dựng như nhắc nhớ người dân nơi đây về một khởi đầu tươi đẹp, một sự hồi sinh mạnh mẽ.

Dựng đời mới trên Kho Vàng

Dựng đời mới trên Kho Vàng

Ở thời khắc sinh tử, nếu chàng trai người Mông đó có suy nghĩ theo thói thường của nhiều cán bộ thời nay, vì không liên lạc được xin ý kiến cấp trên nên phải chờ có chỉ đạo cho “đúng quy trình”, thì hẳn 115 người dân ấy đã đặt cược tính mạng vào thảm họa.

Người Lào Cai - như tôi biết!

Người Lào Cai - như tôi biết!

Mỗi tỉnh, mỗi vùng muốn phát triển, “cất cánh” đều nhờ vào yếu tố con người. Trong đó, tính cách của người dân ở vùng đó đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, tìm hiểu tính cách con người của một địa phương là vấn đề rất cần thiết. Để lý giải những hiện tượng trong phát triển phải chú trọng tính cách của người dân trong vùng. Nghiên cứu tính cách cũng phải dựa vào phương pháp nghiên cứu tổng thể, đặc trưng, đồng thời dựa vào những tư liệu lịch sử, những ứng xử văn hóa.

Đền Bảo Hà nhộn nhịp du khách đi lễ đầu năm

Đền Bảo Hà nhộn nhịp du khách đi lễ đầu năm

Những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, đông đảo người dân và du khách nô nức đến đền Bảo Hà, huyện Bảo Yên để cầu may mắn, tài lộc. Không gian nơi đây mang đến cảm giác yên bình, giúp mỗi người tĩnh tâm, tìm về cội nguồn.

fb yt zl tw