Trào lưu "búp măng non" nổi rần rần trên mạng xã hội

Xu hướng "búp măng non" được lan tỏa rộng rãi nhờ những video ghi lại khoảnh khắc nghịch ngợm của trẻ nhỏ trong kỳ nghỉ hè. Hầu hết video mang tính chất hài hước, chèn lời bài hát.

Cả triệu lượt tương tác

Thời gian trở lại đây, cụm từ "búp măng non" được nhắc đến nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, điển hình là TikTok và Facebook.

Theo bảng đo lường của một ứng dụng công nghệ dữ liệu, trend (xu hướng) búp măng non lọt vào bảng xếp hạng 10 chủ đề gây chú ý nhất mạng xã hội trong tuần cuối cùng của tháng 6/2024.

Tổng lượt tương tác bao gồm yêu thích, chia sẻ, bình luận... dành cho các video theo xu hướng này lên tới gần hàng triệu lượt.

Các video về kỳ nghỉ hè của "búp măng non" gây sốt mạng xã hội.

"Búp măng non" là cụm từ chỉ thiếu nhi, những em bé đang ở tuổi ăn, tuổi lớn. Xu hướng búp măng non được lan tỏa rộng rãi nhờ những video ghi lại khoảnh khắc nghịch ngợm của trẻ nhỏ trong kỳ nghỉ hè.

Hầu hết video mang tính chất hài hước, chèn lời bài hát: "Em là búp măng non/ Em lớn lên trong mùa cách mạng...".

Trên TikTok, nhiều video theo trend búp măng non đạt hàng trăm nghìn lượt yêu thích. Một số video khiến người xem dở khóc dở cười vì các "búp măng non" quá tinh nghịch, khiến "măng già" là các bậc phụ huynh tất bật.

Búp măng non lọt top 10 xu hướng trong tháng 6.

Lời bài hát "Em là búp măng non/ Em lớn lên trong mùa cách mạng..." nổi rần rần theo xu hướng này nằm trong ca khúc Em là mầm non của Đảng - sáng tác của cố nhạc sĩ Mộng Lân.

Nhiều người dùng mạng xã hội bình luận, nhờ trend búp măng non mà họ được nghe lại ca khúc nổi tiếng của thiếu nhi.

Ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20

Em là mầm non của Đảng được nhạc sĩ Mộng Lân sáng tác năm 1958. Ca từ trong bài hát mộc mạc, giản dị, phản ánh cuộc sống thời thơ ấu tươi vui, hồn nhiên.

Bài hát luôn đồng hành với phong trào thi đua, rèn luyện của thiếu niên, nhi đồng. Nhạc sĩ Mộng Lân khái quát hóa niềm mơ ước của thiếu nhi qua hình ảnh “sách mới” và “áo hoa”.

Em là mầm non của Đảng được chọn vào danh sách 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 (do báo Thiếu niên Tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp bình chọn). Bài hát được phổ biến rộng rãi tới từng phân đội thiếu niên tiền phong. Giai điệu đẹp, dễ hát, dễ thuộc.

Ca khúc được nhạc sĩ Mộng Lân sáng tác năm 1958.

Trong danh sách này, nhạc sĩ Mộng Lân đóng góp thêm hai bài hát khác là Nguyễn Bá Ngọc người thiếu niên dũng cảmTấm ảnh Bác Hồ.

Nhạc sĩ Mộng Lân sinh năm 1934, mất năm 2001, quê gốc Thanh Oai, Hà Nội. Tên thật của ông là Nguyễn Ngọc Lân. Trong kháng chiến, ông tham gia Đoàn Thiếu nhi nghệ thuật do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước phụ trách. Sau thời gian giảng dạy âm nhạc tại trường Thiếu nhi Việt Nam, năm 1957, ông về phụ trách mảng biên tập âm nhạc của Đài tiếng nói Việt Nam.

Nhạc sĩ Mộng Lân sáng tác chủ yếu cho thiếu nhi. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Quê em bừng sáng, Em là mầm non của Đảng, Tấm ảnh Bác Hồ, Tuổi nhỏ đất nước anh hùng... Ông được bình chọn là một trong những nhạc sĩ có nhiều bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20.

Nhạc sĩ Mộng Lân được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 2 - năm 2007.

Không riêng ca khúc Em là mầm non của Đảng, nhiều bài hát thiếu nhi được chia sẻ rộng rãi và trở thành xu hướng trên TikTok như Chị ong nâu và em bé, Chú voi con ở Bản Đôn, Một con vịt... Tuy nhiên, các ca khúc trên bị biến tấu, gây tranh cãi vì thiếu tôn trọng tinh thần tươi sáng của bài hát gốc.

Theo tienphong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

fbytzltw