Tìm giải pháp để sân khấu Việt "cất cánh": Một bài toán khó

Trước thực tế hiện nay, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam nhận thấy việc cấp thiết phải nhận diện rõ những trở ngại, khó khăn, bế tắc để từ đó tìm nguyên nhân đưa sân khấu Việt "cất cánh."

Cảnh trong vở chèo “Đại đội trưởng của tôi".
Cảnh trong vở chèo “Đại đội trưởng của tôi".

Nếu như năm 2022, sân khấu Việt có sự tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ cả về lượng và chất, sang năm 2023, sân khấu Việt lại có phần ảm đạm.

Đâu là lý do của tình trạng này và làm thế nào để sân khấu Việt "cất cánh" trong những năm tiếp theo là một “bài toán khó” mà những người yêu sân khấu đang nỗ lực tìm lời giải.

Nhiều khó khăn

Giải thưởng sân khấu Việt Nam năm 2023 không có giải A ở cả hai hạng mục quan trọng nhất là kịch bản văn học và vở diễn. Điều này cho thấy so với năm 2022, sân khấu Việt năm 2023 có phần trầm lắng hơn. Lý giải tình trạng này, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, cho rằng năm 2022 là thời điểm bùng nổ để nghệ sỹ cả nước giới thiệu tới khán giả, khoe với bạn nghề tất cả những thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật trong ba năm đại dịch.

“Nó gần giống như chiếc lò xo bị nén chặt lâu ngày được giải phóng để bật thật cao và khi hết lực đẩy ắt phải tự do rơi xuống”, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương ví von.

Trước thực tế có phần ảm đạm của sân khấu năm qua, Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam nhận thấy công việc cấp thiết là phải nhận diện rõ những trở ngại, khó khăn, những bế tắc mang tính sống còn mà nghệ thuật sân khấu đang đối mặt; từ đó tìm rõ nguyên nhân, để có giải pháp tháo gỡ thực chất, có như vậy, nghệ thuật sân khấu mới có thể "cất cánh".

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng khó khăn cho sân khấu Việt hiện nay là do việc sáp nhập các đơn vị nghệ thuật sân khấu vào Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh, sáp nhập các đơn vị sân khấu với ca múa nhạc; sáp nhập các đơn vị tuồng, chèo, cải lương, kịch nói… vào thành một đơn vị. Sự tồn tại của nhiều loại hình nghệ thuật trong một đơn vị, tạo nên sự rối rắm, bế tắc bởi lãnh đạo đơn vị không xác định được phương hướng để định hướng nghệ thuật, nếu tập trung phát triển nghệ thuật này, khó tránh khỏi nghệ thuật khác phải tự teo đi vì không có đủ nguồn lực về mọi mặt để có thể phát triển mọi loại hình.

Một tác phẩm biểu diễn tại Hội diễn sân khấu không chuyên tỉnh Hải Dương năm 2023.
Một tác phẩm biểu diễn tại Hội diễn sân khấu không chuyên tỉnh Hải Dương năm 2023.

Một thực trạng nữa là, việc sáp nhập cơ học các đơn vị thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở nhiều địa phương dẫn tới thực trạng nghệ sỹ thuộc lĩnh vực ca múa nhạc phải đi biểu diễn nghệ thuật sân khấu, diễn viên sân khấu phải đi diễn ca múa nhạc, diễn viên chèo diễn kịch nói, tuồng sang diễn chèo, chèo sang diễn cải lương… Thậm chí có tình trạng nhiều diễn viên sân khấu chuyên nghiệp đi hoạt động phong trào văn nghệ không chuyên ở cơ sở, đồng thời có rất nhiều nghệ sỹ không chuyên đang bước lên sân diễn sân khấu chuyên nghiệp.

"Tình trạng này đã biến nghệ sỹ biểu diễn trở thành diễn viên đa năng, nhưng dần đánh mất khả năng chuyên sâu thuộc loại hình nghệ thuật được đào tạo. Nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, sẽ dẫn đến tình trạng đồng hóa, đánh mất hồn cốt và các đặc trưng cơ bản của từng loại hình nghệ thuật, nói nặng hơn là đang đang đánh mất đi các giá trị, bản sắc của văn hóa dân tộc", Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương nhận định.

Khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy, các đơn vị nghệ thuật sân khấu công lập hiện nay có khoảng từ 30-50% diễn viên không còn khả năng làm nghề, nhưng vẫn nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Vấn đề này đã tồn tại nhiều năm, dẫn đến tình trạng người không làm việc lại được hưởng lương.

Thế hệ nghệ sỹ trẻ đang sung sức trong lao động sáng tạo nghệ thuật nằm ngoài biên chế và hưởng lương hợp đồng từ nguồn thu của đơn vị. Nhiều nghệ sỹ trẻ không sống được bằng những đồng lương ít ỏi, nên dẫu đam mê đến mấy cũng vẫn phải ngậm ngùi bỏ nghề, tìm công việc khác để có thu nhập, để mưu sinh. Thực tế này đã gây nên sự lãng phí khá lớn về tài chính và nguồn nhân lực.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, điểm nghẽn lớn nhất, cũng là điều khó khăn nhất của đời sống sân khấu hiện nay là đang bị khủng hoảng về đội ngũ sáng tạo. Nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật tổng hợp. Để sáng tạo nên một tác phẩm sân khấu phải có sự đóng góp của tác giả, đạo diễn, họa sỹ, nhạc sỹ, diễn viên, âm thanh, ánh sáng, hậu đài, phê bình sân khấu…

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương dẫn chứng hiện nay Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam có 218 hội viên là tác giả chuyên nghiệp và không chuyên. Thế nhưng, lượng tác giả có kịch bản thường xuyên dàn dựng ở các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhiều năm gần đây, đội ngũ tác giả đang bị bế tắc về phương hướng sáng tạo, cách thức tiếp nhận và lý giải những mâu thuẫn xung đột của xã hội và con người hôm nay. Có lẽ vì bế tắc, phần lớn tác giả lựa chọn sáng tác về đề tài lịch sử, dân gian mà không dám dấn thân phản ánh mọi mặt của đời sống đương đại.

Thiếu vắng kịch bản về đề tài đương đại

Ông Nguyễn Đăng Chương thừa nhận sân khấu nhiều năm qua và cả năm 2023 thiếu vắng kịch bản về đề tài đương đại, về những vấn đề nóng bỏng đang tác động nhiều mặt, làm đổi thay con người và xã hội trong thời kỳ hội nhập. Qua gần 40 năm đổi mới, đất nước thay da đổi thịt từng ngày và đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng tác giả sân khấu dường như đang né tránh, đứng bên ngoài thực tiễn sinh động diễn ra sôi động hàng ngày, tác động mọi mặt đến con người, xã hội và làm mới hơn các hệ giá trị. Điều ấy khẳng định đội ngũ tác giả vẫn khoanh tay bó gối trước hiện thực đời sống có vô vàn chất liệu đang cuồn cuộn trôi đi từng ngày.

Một trích đoạn trong vở diễn "Giáng Hương" của Sân khấu Thiên Đăng.
Một trích đoạn trong vở diễn "Giáng Hương" của Sân khấu Thiên Đăng.

Bên cạnh việc thiếu vắng kịch bản đề tài đương đại, hoạt động phê bình sân khấu trong nhiều năm qua cũng có nhiều hạn chế. Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 100 đơn vị nghệ thuật sân khấu trong và ngoài công lập. Thế nhưng, đội ngũ phê bình sân khấu cũng chỉ thấy có vài tên tuổi nổi lên như Phó Giáo sư Tất Thắng, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Duy Khuê, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Trần Trí Trắc, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Thái… Nhưng tất cả những cây đa, cây đề ấy tuổi đời đều đã cao, không có đủ điều kiện về mọi mặt để thường xuyên cập nhật những tác phẩm sân khấu đã và đang dàn dựng trên phạm vi toàn quốc.

Có một thực trạng, mười mấy năm qua, hai cơ sở đào tạo nghệ thuật lớn nhất cả nước là Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh không tuyển được sinh viên theo học chuyên ngành Biên kịch và Lý luận phê bình. Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương cho rằng lý do của tình trạng này là bởi lớp trẻ chưa nhìn thấy ánh sáng phía trước, nên không lựa chọn dấn thân vào cái nghiệp, cái nghề còn lắm gian nan.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, trong mấy năm gần đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm tới sự phát triển của văn học nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sỹ, đồng thời cũng đưa ra những quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đường lối, tạo điều kiện để văn học nghệ thuật phát triển trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách để triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật vô cùng chậm, hoặc chưa được ban hành. Chính vì vậy, nhiều địa phương không có cơ sở pháp lý để tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sỹ; không có cơ chế chính sách để lấp đầy lỗ hổng về nguồn lực con người, nhất là đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuật.

“Trong quá trình sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, nhiều địa phương không bám sát thực tiễn, phân tích thấu đáo tính đặc thù của văn học nghệ thuật, dẫn đến tư duy bình quân, sắp xếp, tinh giản theo công thức cơ học, làm cho nghệ thuật sân khấu đã khó khăn lại càng khó khăn hơn”, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương nhấn mạnh.

Tìm giải pháp để sân khấu Việt "cất cánh", Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, cho biết trong năm 2024, Hội chú trọng đến việc xây dựng đề án nâng cao chất lượng kịch bản; mở lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tác giả, lý luận phê bình, đạo diễn, diễn viên, nhạc công; tổ chức các hội thảo tìm giải pháp nâng cao chất lượng kịch bản và dàn dựng những tác phẩm sân khấu; tổ chức các cuộc liên hoan sân khấu… nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn và đưa sân khấu Việt cất cánh, góp phần xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân - Thiện - Mỹ.

Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam xây dựng một số đề án như Đề án “Đặt hàng, dàn dựng, quảng bá tác phẩm về đề tài cách mạng;” Đề án “Liên hoan các vở diễn sân khấu tiêu biểu về đề tài cách mạng”; Đề án số hóa tác phẩm kinh điển các loại hình nghệ thuật sân khấu, số hóa các chân dung nghệ sỹ đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và Nghệ sỹ Nhân dân…

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw