Tiếp tục tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

LCĐT - Sáng 31/3, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý 1/2023 ngành nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố.

Tại điểm cầu Ban Nội chính Trung ương có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; Võ Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương đồng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Lào Cai có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tiêu cực tỉnh; Lý Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; Phạm Toàn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy và lãnh đạo, chuyên viên Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy.

Tiếp tục tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực ảnh 1
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Lào Cai.

Hội nghị đã đánh giá khái quát kết quả công tác của Ban Nội chính các tỉnh ủy, thành ủy quý I/2023; tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố từ khi thành lập đến nay.

Cụ thể, trong quý I, các Ban Nội chính trong cả nước đã chủ động theo dõi, nắm tình hình, phối hợp với cơ quan chức năng tham mưu các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý kịp thời, hiệu quả 89 vụ, việc phức tạp về an ninh trật tự, đồng thời tham mưu có hiệu quả với Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp.

Các ban chủ động tham mưu, đề xuất đưa nội dung về nội chính, phòng, chống tham nhũng tiêu cực và cải cách tư pháp vào chương trình kiểm tra, giám sát năm 2023 của Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy. Các ban cũng phối hợp tham gia ý kiến về công tác cán bộ đối với 1.178 trường hợp.

Đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố, từ khi thành lập đến nay đã tổ chức được 137 phiên họp của Ban Chỉ đạo và 166 cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo.

Các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, bức xúc; chú trọng kiểm tra đối với các tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm… Trong quý I, các địa phương đã khởi tố mới 512 vụ án phạm tội về tham nhũng. Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã chỉ đạo rà soát, quyết định đưa 327 vụ án, 179 vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Tiếp tục tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực ảnh 2
Đại biểu dự hội nghị theo hình thức trực tuyến.

Đại biểu dự hội nghị tại các điểm cầu đã thảo luận về các giải pháp thực hiện nhiệm vụ công tác trong quý II.

Phát biểu kết luận, định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác ngành nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trong quý II, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh và Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy: Tiếp tục tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chỉ đạo, tham mưu tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực có nhiều dư luận tham nhũng, tiêu cực theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chỉ đạo, tham mưu phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm; đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo xảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo, tham mưu phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của địa phương trong giải quyết các vấn đề phức tạp, nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội để không hình thành “điểm nóng”, không bị động, bất ngờ. 

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cũng đề nghị các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh tiếp tục chỉ đạo toàn diện công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương; phát huy vai trò gương mẫu của người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các ban chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo bộ máy được vận hành thông suốt; tổ chức công tác đồng bộ, hiệu quả.

Trong khuôn khổ hội nghị, đại biểu cũng được quán triệt nội dung, giá trị cốt lõi cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xứng đáng vùng động lực quan trọng của thành phố Lào Cai

Xứng đáng vùng động lực quan trọng của thành phố Lào Cai

Cách đây 30 năm, ngày 3/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 31 về việc thành lập các phường thuộc thị xã Lào Cai (nay là thành phố Lào Cai), trong đó tiểu khu Kim Tân được chính thức nâng cấp thành phường Kim Tân. Trong 30 năm qua, dưới dự ãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng bộ phường, Kim Tân đã có sự đổi thay nhanh chóng, toàn diện, tiếp tục là vùng động lực phát triển quan trọng của thành phố Lào Cai.

Đối thoại Shangri-La - một hành lang bảo vệ châu Á-Thái Bình Dương trước thách thức

Đối thoại Shangri-La - một hành lang bảo vệ châu Á-Thái Bình Dương trước thách thức

Hội nghị cấp cao An ninh châu Á hay còn được biết đến với tên gọi Đối thoại Shangri-La thường niên lần thứ 20 đã chính thức khai mạc tại Singapore ngày 2/6. Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã có bài phát biểu dẫn đề tại diễn đàn an ninh quan trọng bậc nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương này.

Những "đại sứ" của lòng dân

Những "đại sứ" của lòng dân

Có thời gian dài là đại biểu HĐND huyện vùng cao, biên giới Mường Khương, cho tới hôm nay, quyết tâm thực hiện lời hứa trước cử tri vẫn luôn là mục tiêu, trách nhiệm lớn mà nữ đại biểu Nùng Thị Thu đặt ra cho bản thân.

Chị Gụ "mặt trận" được dân tin yêu

Chị Gụ "mặt trận" được dân tin yêu

Lao Chải là thôn đặc biệt khó khăn, cao nhất và xa nhất của xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát). Trước đây, người Hà Nhì ở Lao Chải, đặc biệt là phụ nữ còn chịu nhiều hủ tục, ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhờ chị Sần Giờ Gụ, Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn tích cực tuyên truyền, hủ tục dần được gỡ bỏ, giúp đồng bào Hà Nhì nơi đây có cuộc sống văn minh, tiến bộ hơn.

Biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên vận

Biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên vận

Chú trọng biên soạn tài liệu, sử dụng các hình thức tuyên truyền phù hợp, đồng thời tăng cường kiểm tra các tổ tuyên vận, hướng dẫn tuyên truyền ngay tại cơ sở, Mường Khương phát huy tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Trong mỗi người có một phần máu thịt ở Trường Sa

Trong mỗi người có một phần máu thịt ở Trường Sa

Khi hơn 200 thành viên Đoàn công tác trên tàu 561 đồng thanh “Cả nước vì Trường Sa”, và ở nơi đảo nhỏ tiền tiêu cũng vọng vang trở lại “Trường Sa vì Tổ quốc”, tôi bất giác đặt tay lên ngực trái, lắng nghe cảm xúc lan tỏa nơi mọi ngõ ngách của cơ thể mình. Cảm xúc ấy chỉ có thể là tình yêu Tổ quốc, bởi trong mỗi người đều có một phần máu thịt ở Trường Sa.

fb yt zl tw