Tiếp tục khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại

Hội Hữu nghị Canada-Việt Nam vừa tổ chức thành công hội thảo trực tuyến “Hồ Chí Minh và chính sách đối ngoại”, nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2023). Sự kiện thu hút đông đảo các chuyên gia và học giả của Canada và Việt Nam quan tâm chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bài phát biểu về chính sách ngoại giao Hồ Chí Minh của Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nguyên Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Ottawa được hội nghị đánh giá rất cao. Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn cho rằng, chiến lược ngoại giao mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện có ba điểm quan trọng, gồm cách thức giải quyết các mối quan hệ với nước lớn, kết hợp tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài nhằm góp phần thực hiện sự nghiệp trong nước, và sử dụng mọi công cụ sẵn có trong chính sách đối ngoại để đạt hiệu quả tối đa.

1405-chu-tich-ho-chi-minh-7705.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ Thi đua chống Mỹ, cứu nước (Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ Thi đua lần thứ IV) diễn ra tại Hà Nội tháng 12/1966. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Theo TTXVN, Ủy viên Hội Hữu nghị Canada-Việt Nam Philip Fernandez nhận định, đường lối đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là dựa trên nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ nước khác, thừa nhận độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của các quốc gia, dân tộc. Chính sách đối ngoại linh hoạt, dễ thích ứng dựa trên nguyên tắc vì hòa bình thế giới và tiến bộ xã hội.

Hội Hữu nghị Canada-Việt Nam vô cùng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc và viết nên trang sử bất khuất trong lịch sử đấu tranh của nhân loại vì một thế giới không có áp bức, bóc lột và chiến tranh. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Người là một trong những vĩ nhân của nhân loại.

Theo Tiến sĩ Joe Pateman của Khoa Chính trị và Quan hệ quốc tế, Đại học Nottingham, kể từ khi giành được độc lập, Việt Nam tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn và đạt những thành tựu nổi bật cả trong xây dựng xã hội chủ nghĩa và chính sách đối ngoại. Việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đối ngoại giúp Việt Nam trở thành quốc gia có đầy đủ chủ quyền và có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng thế giới. Những thành tựu trong nước và quốc tế của Việt Nam đều bắt nguồn từ di sản bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Đặng Trung Phước, Chủ tịch Hội Hữu nghị Canada-Việt Nam, một tổ chức phi lợi nhuận chia sẻ, không chỉ riêng Việt Nam biết đến công ơn của Bác, mà còn nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở châu Phi, cũng tỏ lòng thành kính, biết ơn vì nhờ theo chân Người mà họ đã giành được độc lập. Làm đúng theo lời Bác dặn, Việt Nam giành độc lập, xây dựng lại đất nước quê hương tươi đẹp hơn và đang phát triển nhanh chóng, đầy ấn tượng.

Theo Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

fb yt zl tw