Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Tiệm thêu của những chàng trai người Mông

Tiệm thêu của những chàng trai người Mông

Nghề thêu - công việc mà trong suy nghĩ của nhiều người là dành cho phụ nữ, nhưng ở huyện vùng cao Si Ma Cai, nhiều chàng trai thế hệ “9X”, “2K” lại lựa chọn con đường khởi nghiệp từ nghề này.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
tit 1.jpg

Đầu năm 2021, người dân thôn Seo Cán Hồ, xã Quan Hồ Thẩn xôn xao khi chàng trai “9x” Sùng Seo Thắng đưa về 2 dàn máy thêu cỡ lớn, được vận chuyển từ Hà Nội lên. Khi dỡ dàn máy xuống và lắp đặt trong phòng khách của gia đình, nhiều người tò mò đến xem, muốn nhìn tận mắt dàn máy thêu như thế nào. Có người trầm trồ trước dàn máy “khủng”, dài hơn 4 mét với hàng trăm mũi thêu, nhưng cũng không ít người xì xào, bàn tán, nảy lên suy nghĩ không biết Thắng đầu tư máy to để làm gì, khi trong thôn đã có nhiều người làm may? Họ hỏi: Máy có đắt không? Nhiều mũi kim thế thì sẽ sử dụng bao nhiêu người mới đủ? Liệu có lãi không? Nhỡ máy hỏng thì làm sao sửa được?... Thắng chỉ mỉm cười và đáp: Cháu sẽ cố gắng! Các bác, các cô, các chú cứ yên tâm chờ cháu một thời gian nữa!

20240217_131137_0002~2.png

Với nhiều người, đó là sự đầu tư liều lĩnh của chàng trai 21 tuổi khi bỏ ra 600 triệu đồng mua dàn máy mà nhiều người chưa từng biết đến. Toàn bộ số tiền đầu tư, Thắng vay mượn từ bạn bè và phần lớn là từ tích cóp của cha mẹ. Ban đầu, gia đình cũng không đồng ý, lo lắng vì số tiền đầu tư lớn, nhưng với quyết tâm, bằng sự kiên trì thuyết phục, Thắng đã dần thay đổi suy nghĩ của bố mẹ.

Mang dàn máy về với bao kỳ vọng, Thắng bắt tay ngay vào làm việc. Để vận hành trơn tru, Thắng thường xuyên liên hệ với đơn vị cung ứng máy, đồng thời không ngừng trau dồi kiến thức để điều khiển tốt hệ thống dàn thêu. Thắng tâm sự: Em rất may mắn bởi trước khi về quê lập nghiệp đã được rèn luyện qua môi trường quân ngũ trong thời gian đi nghĩa vụ. Vì vậy, những áp lực từ dư luận hoặc sự vất vả em sẽ cố gắng khắc phục, vượt qua…

theu 4.jpg

Ở tổ dân phố Phố Mới, thị trấn Si Ma Cai, tiệm thêu của gia đình Sùng Seo Hồng (sinh năm 1997) còn bề thế hơn. Năm 2023, gia đình đầu tư dàn thêu công nghệ, gồm hệ thống máy in, máy dập ly, ép vải và 2 máy may.

Qua tìm hiểu trên phương tiện thông tin đại chúng, Hồng biết về phương thức thêu tiên tiến, hai vợ chồng đã mạnh đề xuất với bố mẹ đầu tư dàn thêu. Nhà Hồng đã có truyền thống may thổ cẩm dân tộc Mông qua nhiều thế hệ (trước đây, ông bà, bố mẹ Hồng chủ yếu may thêu thủ công). Sau khi nghe Hồng đưa ra ý tưởng, cả nhà mất nhiều thời gian bàn bạc, thống nhất giữa câu chuyện truyền thống và hiện đại. Thấy được sự nghiêm túc của các con theo đuổi nghề may, cha mẹ không ngần ngại bán một căn nhà lấy tiền đầu tư dàn máy hơn 1 tỷ đồng. Hồng bộc bạch: Tuổi trẻ đôi lúc là sự dấn thân, liều lĩnh. Khi đầu tư số tiền lớn, em biết cha mẹ sẽ rất lo lắng nhưng cũng kỳ vọng nhiều. Em tự nhủ phải cố gắng từng ngày, mong thành công sẽ đến sớm.

tit 2.jpg

Bước qua suy nghĩ định kiến giới và phương thức truyền thống, những chàng trai người Mông ở vùng cao Si Ma Cai từng bước chinh phục nghề thêu thổ cẩm truyền thống.

theu 2.jpg

Không tụ tập rượu chè hoặc la cà quán xá, đối với Thắng, không gian vui vẻ nhất là bên dàn máy thêu. Mặc dù công nghệ tự động hóa nhưng Thắng vẫn quan sát tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ, theo dõi chi tiết từng hoa văn, tránh bị dập lỗi để sản phẩm hoàn hảo nhất trước khi đến khách hàng.

Cũng như Thắng, Hồng không ngừng học tập để có thể vận hành máy hiệu quả. Với hệ thống công nghệ có nhiều chức năng, đòi hỏi sự tập trung, Hồng dành phần lớn thời gian bên dàn máy. Không chỉ làm chủ quy trình, kỹ thuật sản xuất phức tạp, mà Hồng còn tìm tòi, nghiên cứu để kịp thời xử lý các sự cố, không để ảnh hưởng đến sản phẩm may. Để những mẫu thổ cẩm ngày càng đa dạng, Hồng không ngừng học tập, nghiên cứu về hoa văn trên những trang phục dân tộc Mông, không chỉ ở Việt Nam mà văn hóa trang phục của cộng đồng người Mông trên khắp thế giới.

theu 5.jpg

Mỗi sản phẩm thêu công nghệ cao của Thắng và Hồng lại có nét khác nhau, không cái nào giống cái nào. Toàn bộ mẫu đều được hai chàng trai “9X” tự thiết kế trên máy tính, sau đó nhập dữ liệu chuyển thông tin sang dàn máy. Hồng chỉ học hết lớp 9 nhưng đó không phải là rào cản, mà anh tích cực học tập, nâng cao trình độ, tạo ra hàng trăm mẫu thổ cẩm khác nhau. Thắng cũng không trải qua bất cứ một trường lớp nào về sử dụng phần mềm đồ họa. Tình yêu với thổ cẩm truyền thống chính là chất xúc tác duy nhất để Thắng học tập nghiêm túc, sáng tạo ra những sản phẩm thêu vừa mang đậm yếu tố truyền thống, lại vừa có những nét pha trộn với hoa văn hiện đại.

tit 3.jpg

Không cần biển hiệu quảng cáo, nhưng tiệm thêu của những chàng trai người Mông ngày càng thu hút khách, nhất là với những thương lái có nhu cầu mua số lượng thổ cẩm lớn.

Nhiều người dân vẫn thắc mắc, cho rằng như thế là chưa đủ để có thể trang trải chi phí vận hành máy tốn kém, đôi lúc còn phải sửa chữa. Nhưng họ đâu biết rằng, Hồng và Thắng đã mất nhiều công sức để tìm kiếm khách hàng, thậm chí vào tận miền Nam, Tây Nguyên. Cả hai chia sẻ, ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng với xu thế phát triển của mạng xã hội đã giúp thổ cẩm được quảng bá rộng rãi và dễ tiếp cận thị trường. Một điều khác biệt nữa là cả hai nhận thiết kế sản phẩm thổ cẩm theo nhu cầu của khách hàng, vì vậy, 2 chàng trai đã tự tạo sức ép cho bản thân để rút ngắn thời gian, đưa sản phẩm đến khách hàng nhanh nhất.

Trung bình mỗi ngày, dàn máy của Thắng thêu được 20 dây (mỗi dây dài 6 mét), trong khi đó nếu thêu thủ công 1 dây với chiều dài tương tự thì phải mất 1 tuần. Những ngày giáp tết, do số lượng khách đặt nhiều nên hầu như dàn máy thêu của Thắng hoạt động hết công suất, còn Hồng huy động toàn bộ thành viên trong gia đình cùng làm.

Nhờ công việc thuận lợi, vừa qua, Thắng đã mạnh dạn đầu tư thêm 2 dàn máy thêu với trị giá hơn 500 triệu đồng. Còn với gia đình Hồng, không chỉ thu về hàng chục triệu đồng tiền lãi mỗi tháng mà còn tạo việc làm cho 3 lao động địa phương.

Không chỉ Thắng và Hồng, trên địa bàn huyện Si Ma Cai hiện có 5 dàn thêu công nghệ, với những ông chủ tuổi đời ngoài đôi mươi, như Giàng A Ly (sinh năm 2003) ở xã Sán Chải hoặc Sùng Seo Chẩn (sinh năm 2000) ở xã Quan Hồ Thẩn. Điều đặc biệt, những bạn trẻ này thay vì cạnh tranh thị trường, họ luôn quan tâm gây dựng mối gắn kết, cùng nhau chia sẻ lợi ích, kinh nghiệm và tiêu thụ thổ cẩm.

Với nỗ lực, niềm tin và sự kiên định, những chàng trai trẻ đã từng bước vượt qua thách thức, khó khăn và dần thành công với mô hình thêu công nghệ, mang lại thu nhập cao, góp phần giảm nghèo và hướng tới làm giàu.

Anh Phạm Đức Minh, Bí thư Huyện đoàn Si Ma Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Công ty cổ phần Minh Sơn là một trong những doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai. Với 30 năm kinh nghiệm, đặc biệt là có thế mạnh trong xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công ty đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong cộng đồng doanh nghiệp.

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Sáng 26/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024 và ký kết hợp tác giữa Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu).

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Thúc đẩy nguồn lực lao động đi làm việc tại nước ngoài

Thúc đẩy nguồn lực lao động đi làm việc tại nước ngoài

Theo con số thống kê từ các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong quý I năm 2024, cả nước đã đưa 35.933 người ra nước ngoài làm việc. Trong đó, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc cùng một số quốc gia châu Âu tiếp tục là những thị trường lớn, có nhiều lao động Việt Nam sang làm việc.

Bộ LĐTBXH phản hồi kiến nghị giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần

Bộ LĐTBXH phản hồi kiến nghị giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần là chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Vì vậy, Bộ sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn, để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa luật...

Hong Kong ưu tiên cấp thị thực cho lao động tay nghề cao và du khách Việt Nam

Hong Kong ưu tiên cấp thị thực cho lao động tay nghề cao và du khách Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, trả lời câu hỏi của một số thành viên tại cuộc họp của Hội đồng Lập pháp Hong Kong (Trung Quốc) ngày 20/3, Cục trưởng An ninh Đặng Bỉnh Cường cho biết sau khi Hong Kong mở chương trình thị thực (visa) việc làm cho lao động tay nghề cao đến từ Việt Nam, Lào và Nepal vào ngày 25/10/2023, tính đến ngày 29/2, chính quyền đặc khu đã nhận được 132 hồ sơ từ 3 quốc gia này, trong đó 109 đơn đã được phê duyệt và số hồ sơ còn lại đang trong quá trình phê duyệt.

Bảo Thắng nỗ lực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Bảo Thắng nỗ lực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Mỗi năm, huyện Bảo Thắng có khoảng 1.200 người bước vào độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ là lợi thế nhưng cũng tạo ra sức ép cho địa phương trong vấn đề giải quyết việc làm. Do đó, Bảo Thắng xác định đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn, định hướng cho người dân đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề việc làm.

Thành phố Lào Cai quan tâm giải quyết việc làm

Thành phố Lào Cai quan tâm giải quyết việc làm

Thành phố Lào Cai có 65% dân số ở độ tuổi lao động. Ước tính mỗi năm, thành phố có hơn 1.800 người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đi làm thuê, về làm chủ

Đi làm thuê, về làm chủ

Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, trình độ học vấn, tập quán sinh hoạt… nhiều người lao động ở Lào Cai khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã học được tính kỷ luật, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, điều hành của nước bạn. Trong hành trình tìm kiếm ước mơ “đi làm thuê, về làm chủ”, bên cạnh số tiền tiết kiệm, nhiều người trong số đó đã chọn cho mình con đường khởi nghiệp khi trở về.

Thị trường lao động đầu năm

Thị trường lao động đầu năm

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn, các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường sản xuất, kinh doanh, người lao động cũng khẩn trương trở lại làm việc. Những ngày đầu năm, thị trường lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động với nhiều tín hiệu tích cực.

fb yt zl tw