Thủ tướng Phạm Minh Chính triệu tập cuộc họp ứng phó khẩn cấp bão số 4

Sáng 27/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4 (bão Noru) - một trong những cơn bão lớn nhất ảnh hưởng tới nước ta những năm qua. Thủ tướng yêu cầu phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân, ngay từ khi bão chưa đổ bộ.

Cuộc họp được kết nối trực tiếp đến trụ sở UBND các tỉnh, thành phố, trụ sở UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn có liên quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, chủ trì cuộc họp khẩn ứng phó với bão số 4 sáng 27/9.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, chủ trì cuộc họp khẩn ứng phó với bão số 4 sáng 27/9.

Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 8 địa phương khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng của bão: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum; 88 quận, huyện, thị xã; 1.155 xã, phường, thị trấn.

Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Tham dự cuộc họp tại các điểm cầu địa phương có lãnh đạo các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.

Trước đó, ngày 25/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ và có các cuộc họp, chỉ đạo về công tác ứng phó bão.  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đang có mặt ở miền Trung để trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác ứng phó bão.

Thủ tướng nhấn mạnh: Phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân; phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ bởi "phòng hơn chống".
Thủ tướng nhấn mạnh: Phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân; phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ bởi "phòng hơn chống".

Phát biểu đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các tỉnh, thành phố đã triển khai các giải pháp, nhiệm vụ được giao nhưng Thủ tướng vẫn tiếp tục triệu tập cuộc hộp để rà soát lại công tác chuẩn bị ứng phó bão và ứng phó với các diễn biến sau bão…

"Nhân dân ở xã phường, nên cuộc họp được tổ chức trực tuyến tới cấp xã phường. Phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân; phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ bởi "phòng hơn chống"", Thủ tướng phát biểu.

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ như: Khẩn trương rà soát, kêu gọi tàu thuyền, ngư dân nằm trong vùng nguy hiểm tìm nơi tránh trú, kêu gọi ngư dân không đánh bắt trong những ngày này; rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm; bảo đảm an toàn hồ đập, lồng bè nuôi trồng thủy sản; bảo vệ học sinh, khách du lịch; bảo vệ di sản, nhất là phố cổ Hội An; ứng phó với áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt sau bão…

Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 8 địa phương khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng của bão.
Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 8 địa phương khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng của bão.

Là lãnh đạo địa phương phát biểu đầu tiên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết đến nay gần như toàn bộ diện tích lúa và 85% diện tích thủy sản đã được thu hoạch. Chỉ còn 3 tàu thuyền đang trong vùng nguy hiểm nhưng dự kiến 10h sẽ thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Theo số liệu cập nhật, hơn 44.000 hộ dân được di dời. Lương thực đã được bố trí dự trữ, đặc biệt là khu vực vùng núi có nguy cơ chia cắt cao. Các hồ thủy điện đang ở mực nước thấp, nên có thể yên tâm về khả năng đón lũ với 900 triệu mét khối nước. Lực lượng thanh niên xung kích với 12.000 người đã sẵn sàng. Sau cuộc họp, tỉnh sẽ triển khai 3 đoàn công tác tới địa phương để ứng phó bão.

Đồng chí Trần Lộc, lãnh đạo phường Tân An, thành phố Hội An cho biết đây là phường ven biển, địa phương sẽ cố gắng cao nhất, tập trung chằng chống nhà cửa, di dời dân, bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng và hạn chế thấp nhất tài sản, ảnh hưởng tới di sản Hội An, các ngôi nhà cổ.

Lãnh đạo huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết đến nay còn 17 hộ dân chưa di dời, huyện không di dời tập trung mà xen ghép với các hộ dân khác. Thủ tướng yêu cầu nếu tình hình căng thẳng, có thể tính tới phương án di dời dân vào đất liền. Lãnh đạo huyện đảo cho biết nếu cần, có thể huy động hầm quân sự để người dân tránh trú.

Lãnh đạo xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế cho biết đã phân công các đảng ủy viên về các thôn để kiểm tra; đặc biệt quan tâm người già, trẻ em, người ốm, phụ nữ mang thai..; chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm cho người dân và hệ thống nghe nhìn trong những ngày bão…

Lãnh đạo phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết đã phân công trực 24/24 trong những ngày qua để kịp thời ứng phó với mọi tình huống. 9 tàu của phường đã vào nơi tránh trú an toàn. Trên địa bàn chưa có người dân nào phải di dời. Lãnh đạo xã Pờ Ê, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum cho biết đội ngũ cán bộ đã chia làm các tổ đi vận động người dân không đi rừng, qua sông qua suối trong những ngày này, chuẩn bị đề phòng các điểm sạt lở; học sinh đã nghỉ học ở nhà… để ứng phó bão.

Lãnh đạo huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho biết huyện có hơn 660 tàu thuyền các loại đã vào khu neo đậu an toàn, không còn ngư dân trên biển. Hơn 1.700 hộ hơn 6.000 nhân khẩu đã có phương án di dời. Học sinh nghỉ học từ chiều ngày 27/9. Cuộc họp cũng nghe lãnh đạo phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, xã La Ka, huyện Chư Păh, Gia Lai, thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum… báo cáo về công tác chuẩn bị.

Từ điểm cầu thành phố Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết chúng ta có thể tương đối yên tâm với công tác bảo đảm an toàn hồ đập.
Từ điểm cầu thành phố Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết chúng ta có thể tương đối yên tâm với công tác bảo đảm an toàn hồ đập.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết sau khi kiểm tra, ông nhận định các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng đã nghiêm túc triển khai công tác phòng chống bão; chúng ta có thể tương đối yên tâm với công tác bảo đảm an toàn hồ đập.

Bộ trưởng đề nghị nhấn mạnh quan điểm “không hối tiếc” khi ứng phó cơn bão này bởi mọi sự thiệt hại về tính mạng và tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trên biển còn 9 tàu đang di chuyển về phía Nam vào nơi an toàn, nhưng 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phải quyết liệt, tích cực hơn bởi không loại trừ khả năng bà con sẽ đánh bắt khi thấy cá nhiều do bão.

Cùng với đó, hết sức quan tâm, phát hiện, kịp thời xử lý các nguy cơ sạt lở đất, các vấn đề vận hành liên hồ chứa, hồ thủy lợi, đập thủy điện…, giữ vững thông tin liên lạc trong mọi tình huống, không để địa điểm nào bị cô lập do mất thông tin liên lạc.

Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

fb yt zl tw