Thủ tướng: Đưa thể chế từ 'điểm nghẽn của điểm nghẽn' thành lợi thế cạnh tranh quốc gia

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025.

Phiên họp nhằm xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Bí thư Đảng uỷ Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Thủ tướng đề nghị các hồ sơ, dự án luật sửa đổi, bổ sung cần làm rõ "5 sao" gồm: Vì sao lược bỏ, vì sao hoàn thiện, vì sao bổ sung, vì sao cắt bỏ thủ tục, vì sao phân cấp, phân quyền.
Thủ tướng đề nghị các hồ sơ, dự án luật sửa đổi, bổ sung cần làm rõ "5 sao" gồm: Vì sao lược bỏ, vì sao hoàn thiện, vì sao bổ sung, vì sao cắt bỏ thủ tục, vì sao phân cấp, phân quyền.

Theo chương trình tại Phiên họp, Chính phủ xem xét, thảo luận 8 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy; Dự án Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế); Dự án Luật Thương mại điện tử; Dự án Luật Giáo dục đại học (thay thế); Dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (thay thế); Dự án Luật Báo chí (thay thế); đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Theo các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, việc xây dựng đề xuất Chương trình lập pháp năm 2026, chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 có ý nghĩa rất quan trọng, được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025, với khoảng 40 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong năm 2026.

Các dự án luật được cho ý kiến thông qua tại Phiên họp cũng tạo lập nền tảng pháp lý rất quan trọng trên các lĩnh vực.

Trong đó, Dự án Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế) sẽ hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho đầu tư, phát triển ngành hàng không hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp sẽ hoàn thiện quy định pháp luật nhằm cải cách thủ tục hành chính; xây dựng, quản lý tập trung cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy sẽ nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy.

Dự án Luật Giáo dục đại học (thay thế) sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn, bất cập, hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và quản trị mô hình đại học tiên tiến.

Dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (thay thế) sẽ đổi mới cơ chế, chính sách, mô hình quản lý, phương thức đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu.

Dự án Luật Thương mại điện tử sẽ tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong bối cảnh phát triển kinh tế số toàn diện, phát triển thương mại xuyên biên giới; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Dự án Luật Báo chí (thay thế) sẽ hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý và phát triển báo chí, đáp ứng yêu cầu tình hình và bối cảnh mới, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ số và truyền thông hiện đại.

Cho ý kiến để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm "phòng hơn chống", lấy phòng ngừa là cơ bản, chiến lược, lâu dài; ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm ma túy; giảm cầu ma túy.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu.

Với dự án Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế), Thủ tướng nhấn mạnh đây là luật phục vụ kiến tạo phát triển, cần huy động nguồn lực tư nhân, đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển các hãng hàng không, sân bay, logistics hàng không, đô thị sân bay…; tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay; phân cấp, phân quyền triệt để.

Về dự án Luật Thương mại điện tử, Thủ tướng đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế để vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam; vừa quản lý được, vừa thúc đẩy phát triển thương mại điện tử mạnh hơn, rộng hơn, đồng thời bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng; thiết kế công cụ để giám sát, kiểm tra, phòng ngừa, xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ xuất xứ, nhất là thuốc và thực phẩm; chống thất thu thuế, xử lý nghiêm hành vi gian lận thuế; đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu.

Với dự án Luật Giáo dục đại học (thay thế) và dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (thay thế), Thủ tướng nhấn mạnh một số quan điểm, yêu cầu: Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; quản lý hiện đại, các bộ, ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, kiến tạo phát triển; giáo dục có tính liên thông, khuyến khích học tập suốt đời; khuyến khích, chú trọng đào tạo các ngành cơ bản; có chế độ đào tạo chuyên khoa, đặc thù như pháp y, truyền nhiễm, các ngành nghệ thuật…; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền về công nhận trình độ đào tạo, học hàm, học vị, trong đó có các lĩnh vực chuyên sâu; bộ, ngành Trung ương quản lý, hướng dẫn về chuyên môn từ Trung ương tới địa phương, còn quản lý cơ sở vật chất và con người thì phân cấp cho ai quản lý tốt nhất; nâng cao chất lượng các đại học, thích ứng nhanh với các ngành mới nổi như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, gắn nghiên cứu, đào tạo với đổi mới sáng tạo, sản xuất kinh doanh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu.

Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Phát biểu kết luận chung, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất để thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm là cơ bản tháo gỡ các vướng mắc thể chế, pháp luật trong năm 2025, kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân, đưa thể chế từ "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành lợi thế cạnh tranh quốc gia. Các đồng chí Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên dành thời gian, nguồn lực cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng phát biểu.
Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng phát biểu.

Nhấn mạnh một số yêu cầu, quan điểm trong công tác này, Thủ tướng chỉ đạo cần rà soát kỹ, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và thiết kế công cụ để kiểm tra, giám sát, chuyển đổi từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm"; cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính, giảm khâu trung gian, loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới.

Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật cần bảo đảm mục tiêu vừa kịp thời về thời gian, tiến độ, vừa nâng cao chất lượng: Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; bảo đảm nguyên tắc pháp lý cao nhất; các công cụ pháp lý phải sát thực tế, tinh thần chiến đấu cao, tính khả thi, tính hiệu quả.

Luật quy định các vấn đề khung, mang tính nguyên tắc, cái gì đã chín đã rõ, được thực tế chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình, ủng hộ thì luật hoá, áp dụng vào thực tiễn; những vấn đề còn đang biến động, diễn biến phức tạp thì giao Chính phủ, các bộ, ngành quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Các hồ sơ, dự án luật sửa đổi, bổ sung cần làm rõ "5 sao" gồm: Vì sao lược bỏ, vì sao hoàn thiện, vì sao bổ sung, vì sao cắt bỏ thủ tục, vì sao phân cấp, phân quyền; các hồ sơ, dự án luật mới cần bảo đảm "6 rõ" gồm: (1) Rõ về phân cấp, phân quyền, (2) rõ quan điểm, nguyên tắc, (3) rõ việc cắt giảm thủ tục, giảm chi phí tuân thủ, giảm phiền hà cho người dân, (4) rõ các quan điểm của Đảng phải thể chế hóa, (5) rõ tác động và hiệu quả khi ban hành luật, (6) rõ chính kiến khi còn ý kiến khác nhau. Diễn đạt phải ngắn gọn, rõ ý, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ đôn đốc, giám sát, kiểm tra, đánh giá.

Thủ tướng trao đổi và lưu ý những vấn đề liên quan.
Thủ tướng trao đổi và lưu ý những vấn đề liên quan.

Thủ tướng lưu ý cần cầu thị lắng nghe các ý kiến, phát huy dân chủ trong thảo luận, tạo sự đồng thuận sâu rộng; chủ động phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chuyên trách ngay từ khi khởi thảo các hồ sơ chính sách, dự án luật.

Thủ tướng đề nghị các đồng chí Bộ trưởng tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật theo đúng quy định để trình Quốc hội; phân công các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện các dự án luật; giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết Phiên họp để thống nhất triển khai.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ mạch đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển

Giữ mạch đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển

Khi thành lập tỉnh Lào Cai (mới) trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái, điều được đặt lên hàng đầu không chỉ ở việc tổ chức lại bộ máy hành chính, mà quan trọng hơn là củng cố vững chắc niềm tin, sự đồng thuận và khối đại đoàn kết toàn dân. Trong hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc giữ vai trò đặc biệt trong việc kết nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Sau sắp xếp, vai trò ấy không những không giảm đi, mà còn phải mạnh mẽ hơn, sâu sát và hiệu quả hơn.

Các đơn vị, địa phương trong tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công

Các đơn vị, địa phương trong tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân sâu sắc những cống hiến, hy sinh to lớn của các thương binh, liệt sĩ, người có công và thân nhân.

Chủ tịch Quốc hội đến Thủ đô Dakar, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal

Chủ tịch Quốc hội đến Thủ đô Dakar, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal

Trưa nay, 12 giờ (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Blaise Diagne, Thủ đô Dakar, bắt đầu chuyến thăm chính thức Senegal theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Senegal El Malick Ndiaye.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Thế Phước làm việc với phường Sa Pa, xã Tả Van và xã Tả Phìn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Thế Phước làm việc với phường Sa Pa, xã Tả Van và xã Tả Phìn

Sáng 22/7, tại trụ sở UBND phường Sa Pa, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai có buổi làm việc với lãnh đạo phường Sa Pa, xã Tả Van và xã Tả Phìn nhằm nắm bắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3.

Tháng 7 tri ân

Tháng 7 tri ân

Hành trình về nguồn tại các tỉnh miền Trung là hoạt động truyền thống mỗi dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 hàng năm, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sỹ.

Xã Mường Khương và Công an xã Bản Lầu hỗ trợ nhân dân phòng, tránh bão số 3 di dời đến nơi an toàn

Xã Mường Khương và Công an xã Bản Lầu hỗ trợ nhân dân phòng, tránh bão số 3 di dời đến nơi an toàn

Thực hiện công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, văn bản, công điện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai, về việc khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2025, cấp ủy, chính quyền xã Mường Khương và Công an xã Bản Lầu đã chủ động các biện pháp phòng, tránh, ứng phó với cơn bão số 3 năm 2025 (Wipha) giúp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Công văn hỏa tốc về việc tập trung lãnh đạo công tác phòng chống thiên tai, mưa bão

Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Công văn hỏa tốc về việc tập trung lãnh đạo công tác phòng chống thiên tai, mưa bão

Trước diễn biến phức tạp khó lường của bão số 3, ngày 21/7, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã ký ban hành Công văn hỏa tốc số 96-CV/TU gửi các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các Đảng bộ thuộc Tỉnh ủy về việc tập trung lãnh đạo công tác phòng chống thiên tai, mưa bão.

Tăng cường sự tin cậy và gắn bó giữa hai đảng, hai nước Việt Nam-Singapore

Tăng cường sự tin cậy và gắn bó giữa hai đảng, hai nước Việt Nam-Singapore

Ngày 21/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương hội đàm với ông Chan Chun Sing, Phó Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Bộ trưởng Điều phối Dịch vụ công, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Xuân Trường kiểm tra tình hình hoạt động và công tác ứng phó với hoàn lưu bão số 3 tại phường Yên Bái, Nam Cường

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Xuân Trường kiểm tra tình hình hoạt động và công tác ứng phó với hoàn lưu bão số 3 tại phường Yên Bái, Nam Cường

Để chủ động ứng phó với hoàn lưu bão số 3 (bão Wipha) và kiểm tra tình hình hoạt động của cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị tại cơ sở, chiều 21/7, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế tại phường Yên Bái, phường Nam Cường.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Ngày 21/7, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw