Thủ tướng chỉ đạo chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài.

Công điện gửi: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.

Công điện nêu rõ: Những ngày qua, không khí lạnh cường độ mạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số tỉnh Trung Trung Bộ. Một số nơi thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra rét hại, vùng núi cao đã xuất hiện mưa tuyết, băng giá, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người dân, sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và các hoạt động chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong những ngày tới, không khí lạnh có thể tiếp tục tăng cường, ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ; Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ trời rét đậm, vùng núi Bắc Bộ rét hại; Trung Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 9-12 độ, vùng núi Bắc Bộ 6-8 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.

Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất đối với sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe và sinh kế của người dân, đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu thị trường trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả, đặc biệt chú ý chống rét và các diễn biến thời tiết khắc nghiệt khác cho người cao tuổi, trẻ em và người yếu thế... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp Tết Nguyên đán.

Tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại, đồng thời, vận động người dân chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh cũng như thức ăn tinh cho gia súc, đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông - Xuân.

Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương theo dõi chặt chẽ, thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết và thông báo, hướng dẫn nhân dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống rét, bảo đảm sức khoẻ cho người, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Chủ động bố trí ngân sách địa phương, Quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn lực tại chỗ để kịp thời phục vụ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi, thủy sản và cây trồng; kịp thời hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc, gia đình chính sách để gia cố, che chắn chuồng trại, ao giống, vườn cây giống, nhất là mạ xuân và mua thức ăn tinh cho đàn gia súc ăn cỏ, phân bón, chế phẩm sinh học tăng sức chống chịu lạnh cho cây trồng.

Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông - Xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.

Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương tăng tần suất và thời lượng phát các bản tin dự báo thời tiết; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi, thủy sản, cây trồng đến các cơ quan chức năng và người dân.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh.

Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.

Theo baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 7 xã mới của huyện Bát Xát sau khi sáp nhập

[Infographic] 7 xã mới của huyện Bát Xát sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 20 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bát Xát (gồm 19 xã và 1 thị trấn) để thành lập 7 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: Bát Xát, Mường Hum, Dền Sáng, Y Tý, A Mú Sung, Trịnh Tường, Bản Xèo.

Đoàn công tác Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thăm và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nhân Đại lễ Phật đản

Đoàn công tác Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thăm và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nhân Đại lễ Phật đản

Sáng 8/5, Đoàn công tác Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai do đồng chí Mã Én Hằng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nhân Đại lễ Phật đản Vesak, Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Quang cảnh buổi làm việc.

Đoàn công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái

Sáng 8/5, tại tỉnh Yên Bái, Đoàn công tác của Bộ Chính trị do đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương, Trưởng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, công tác hợp nhất 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bảo Yên sau khi sáp nhập

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bảo Yên sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 19 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bảo Yên (gồm 18 xã và 1 thị trấn) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: Bảo Yên, Nghĩa Đô, Thượng Hà, Xuân Hòa, Phúc Khánh, Bảo Hà.

Tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 trong hệ thống MTTQ các cấp

Tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 trong hệ thống MTTQ các cấp

Ngày 7/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành Kế hoạch 47/KH-MTTQ-BTT tổ chức lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lào Cai về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo số 176-TB/VPTW ngày 25/4/2025 về Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng uỷ Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và định hướng công tác thời gian tới.

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 19 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bắc Hà (gồm 18 xã và 1 thị trấn) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm Bắc Hà, Cốc Lầu, Bảo Nhai, Bản Liền, Tả Củ Tỷ, Lùng Phình.

fb yt zl tw