Thủ đoạn tinh vi của đường dây làm giả giấy tờ đặc biệt lớn liên quan 63 tỉnh thành

Công an tỉnh Hà Nam xác định đường dây này đã sản xuất hơn 50.000 giấy tờ giả cho khách hành trên cả nước, thu lời bất chính 190 tỷ đồng.

Trong vòng 1 vài năm trở lại đây, trên mạng xã hội hay thậm chí là tin nhắn điện thoại xuất hiện rầm rộ thông tin công khai rao bán, nhận cung cấp làm đủ loại văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ giả các loại. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây xáo trộn xã hội, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều hành vi phạm pháp khác.

Mới đây, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hà Nam vừa kết thúc điều tra giai đoạn 1 vụ án sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có quy mô đặc biệt lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Cũng từ đây, hé lộ những mảng tối trong thị trường ngầm mua bán, sử dụng các loại giấy tờ giả hiện nay.

Thượng tá Lê Đức Tùng, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hà Nam cho biết: "Các loại giấy tờ, bằng cấp rẻ thì 2 triệu đồng, thậm chí lên đến hàng chục triệu đồng như bằng đại học, thạc sĩ. Có bằng kèm bảng điểm học bạ. Giả các hồ sơ để tạo thành một bộ hồ sơ như thật".

Từng học đại học nhưng lại bỏ dở giữa chừng vì ham kiếm tiền từ các công việc khác, cuộc sống đưa đẩy, cuối cùng Trần Xuân Hiển chọn việc sản xuất giấy tờ, bằng cấp giả như một nghề để kiếm sống. Hàng ngày phụ trách quản lý 2 địa điểm in ấn giấy tờ giả tại Hà Nội đã có mức thu nhập trên dưới 100 triệu/tháng. Việc nhẹ lương cao nhưng không thoát khỏi vòng lao lý.

Khám xét khẩn cấp 3 địa điểm trên địa bàn TP Hà Nội, cơ quan công an đã thu giữ hàng trăm mẫu dấu giả của các trường đại học, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước cùng phôi bằng đại học, bằng thạc sĩ, sổ đỏ… và đủ loại máy móc, thiết bị in ấn khác nhau.

Để tổ chức đường dây hoạt động, đối tượng cầm đầu đã phân công nhiệm vụ và điều hành 3 nhóm khác nhau gồm nhóm chỉ đạo quảng cáo để câu khách trên mạng xã hội; nhóm trực tiếp sản xuất và nhóm vận chuyển tiêu thụ gửi đến khách hàng.

Cơ quan điều tra xác định, chỉ trong vòng 8 tháng, từ tháng 4 đến tháng 12/2023, đã có 67.000 người tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước mua hồ giấy tờ, bằng cấp giả từ ổ nhóm này. Số tiền hưởng lợi bất chính lên đến 190 tỷ đồng. Đây được coi là đường dây sản xuất, tiêu thụ mua bán giấy tờ giả với quy mô lớn nhất trong nước bị triệt phá từ trước đến nay.

Hiện cơ quan công an đã ra quyết định khởi tố vụ hình sự, bắt tạm giam 14 đối tượng để điều tra về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức". Đối với hơn 60.000 trường hợp đã đặt mua hàng của các đối tượng, Công an tỉnh Hà Nam đã trao đổi phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra của 62 tỉnh, thành toàn quốc để xác minh điều tra làm rõ ai đã đặt mua giấy tờ giả để sử dụng từ ổ nhóm trên.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Các đối tượng đã đăng lên mạng xã hội với nội dung “Cùng Eras và Câu lạc bộ chữ đẹp Việt tôn vinh nghệ thuật viết chữ đẹp qua cuộc thi Chữ đẹp Việt Nam năm 2024 với chủ đề Tuổi thơ cho em”, rồi lôi kéo phụ huynh học sinh tham gia, chuyển phí đăng ký dự thi để chiếm đoạt hàng chục triệu đồng.

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Thực hiện giai đoạn 1 của đợt cao điểm tổng điều tra, rà soát, xác minh và tập trung đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh, từ ngày 1/9 đến 15/11, Công an tỉnh Lào Cai đã tiến hành điều tra, xử lý 190 vụ án, chuyên án về ma túy, bắt giữ 307 đối tượng.

Xây dựng văn hóa giao thông từ cơ sở

Xây dựng văn hóa giao thông từ cơ sở

Văn hóa giao thông là một khái niệm đang ngày càng được nhắc tới nhiều hơn. Việc hình thành văn hóa khi tham gia giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao ý thức của mỗi người tự giác chấp hành tốt các quy tắc đảm bảo an toàn giao thông. 

Trò lừa mời vay vốn online của ''nhân viên ngân hàng''

Trò lừa mời vay vốn online của ''nhân viên ngân hàng''

Hiện tượng giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo cho vay tiền online ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp. Các đối tượng lừa đảo thường tự xưng là nhân viên ngân hàng đăng các bài viết quảng cáo cho vay tiền online với lãi suất thấp, không cần thế chấp, không thẩm định, cam kết giải ngân nhanh.

fbytzltw