Thú chơi bể thủy sinh

LCĐT - Nhắc đến thú chơi thủy sinh, nhiều người thường nghĩ phù hợp với những người ở tầm trung, cao tuổi bởi đặc thù về điều kiện kinh tế, thời gian... Nhưng tại thành phố Lào Cai hiện nay, có nhiều người trẻ đam mê với thú chơi này. Họ biến niềm đam mê với thủy sinh thành một bộ môn nghệ thuật, mỗi người chơi sở hữu một bể thủy sinh phù hợp với thu nhập và sở thích. Theo nhiều người, việc chơi thủy sinh không chỉ là sở thích, niềm đam mê mà còn mang ý nghĩa phong thủy, đem lại niềm vui, hạnh phúc, thành đạt và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Thú chơi bể thủy sinh ảnh 1
Anh Nguyễn Việt Cường chăm sóc cho các bể thủy sinh tại cửa hàng của mình.

Anh Nguyễn Việt Cường, sinh năm 1993, phường Kim Tân (thành phố Lào Cai) có nhiều kinh nghiệm chơi hồ thủy sinh. Năm 2017, tình cờ anh biết đến bể thủy sinh qua các nhà hàng, quán cà phê mà anh hay đến, thấy thích nên tìm hiểu, rồi “mê” lúc nào không hay. Năm 2018, anh chính thức tham gia môn chơi này, bể thủy sinh đầu tiên anh tự sáng tạo bằng thùng xốp và sử dụng các vật dụng tự chế.

Anh Cường chia sẻ: Thú chơi thủy sinh được hiểu đơn giản là thu gọn không gian, mô phỏng thiên nhiên vào một bể nước bằng thực vật thủy sinh. Bể thủy sinh khác với bể cá cảnh đơn thuần, chủ yếu là những mảng cây trồng, nên đòi hỏi các điều kiện như ánh sáng, dinh dưỡng, lọc nước… Đặc biệt, khi chơi bể thủy sinh, người chơi phải chú trọng đến phần lọc nước, bởi vì máy lọc của bể thủy sinh cũng được ví như trái tim của con người, muốn môi trường của bể thủy sinh phát triển khỏe mạnh thì phải có một bộ lọc nước khỏe, tốt.

Thú chơi thủy sinh ở thành phố Lào Cai đã có từ lâu nhưng trước đây, việc tìm mua các vật dụng, phụ kiện cho hồ thủy sinh còn hiếm nên chơi thủy sinh còn khó, thường phải đặt hàng trên mạng. Đến nay, khi thú chơi này ngày một nở rộ, thị trường hàng hóa phục vụ người chơi thủy sinh trên địa bàn thành phố đã nhiều hơn nên những người có đam mê thú chơi này dễ dàng hơn nhưng cũng cầu kỳ và tốn kém hơn.

Để làm được một hồ thủy sinh hoàn chỉnh, người chơi phải có những thứ thiết yếu ban đầu gồm: Bể kính, máy lọc nước, đèn chiếu sáng, phân nền, bình khí CO2, bộ hẹn giờ, lũa, đá để tạo hình bố cục cho bể… Khi bể hoàn thành lại phải tính đến việc mua cây thủy sinh, cá, tép thả vào. Chưa kể đến những thứ lặt vặt khác để chăm sóc bể, giúp cây cối trong hồ xanh tốt. Ngoài chi phí cứng, tiền để mua cây cũng không ít, có những loại cây rẻ tiền giá dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng/chậu nhỏ, tách ra được vài cây. Đắt tiền hơn có thể kể đến rêu minifiss, ráy nana thủy sinh hoặc những ngọn bucep nhỏ xíu nhưng giá từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng.

Cũng nhờ tự tìm tòi, học hỏi mà anh Nguyễn Việt Cường đã “bỏ túi” kha khá kinh nghiệm. Từ việc chỉ đơn thuần chơi thủy sinh vì đam mê, năm 2020, anh mở cửa hàng nhận gia công, hướng dẫn cách chăm sóc bể. “Bể thủy sinh không đơn thuần là thú chơi mà đã trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống của tôi, tôi rất vui khi chia sẻ kinh nghiệm với những ai có chung niềm đam mê”, anh Cường tâm sự.

Với đặc thù là một thú chơi dựa vào sự sáng tạo, gu thẩm mỹ của người chơi, để tạo và duy trì một bể thủy sinh, ngoài việc đảm bảo các thiết bị, yếu tố cần thiết, mỗi người chơi có thể lựa chọn thiết kế bể với các phong cách và mức chi phí khác nhau. Là khách hàng thân thiết của cửa hàng anh Cường, anh Lê Việt Anh, phường Pom Hán cho biết: Mới đầu làm bể thủy sinh, tôi mua sử dụng các nguyên - vật liệu giá rẻ. Gần đây, tôi đầu tư vào bể thủy sinh nhiều hơn, tuy còn kém xa những bể lớn của những người chơi chuyên nghiệp nhưng tôi hài lòng với những gì mình có.

Không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp, thú chơi này dành cho tất cả những ai yêu thích thiên nhiên, cây cỏ và sự sáng tạo. Nhìn những hồ thủy sinh độc đáo như những cánh rừng, đồng cỏ dưới nước, nếu không tìm hiểu sẽ khó biết được người chơi phải hao tốn tiền bạc, công sức đến nhường nào. Nhưng bù lại, thành quả của họ sẽ là những phút thư giãn khi ngắm nhìn những chú cá, tép... khoan thai bơi lội, kiếm ăn trong những hốc đá, tán cây dưới nước giúp quên đi căng thẳng, tìm lại những giây phút bình yên cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw