Thông cáo báo chí số 18, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Sáu, ngày 7/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Buổi sáng

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các nội dung:

(i) Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022(trong đó có việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước)

Tại phiên thảo luận đã có 4 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các đại biểu đánh giá công tác quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 có nhiều chuyển biến tích cực so với các năm trước; đồng thời, đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức trong và ngoài nước, nhưng thu ngân sách vượt 28,8% so với dự toán, chi ngân sách cơ bản đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước; chi thường xuyên bằng 59% tổng chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách thấp hơn dự toán Quốc hội giao; nợ công trong giới hạn cho phép, kỷ luật thu, chi ngân sách từng bước được cải thiện.

Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ khắc phục tình trạng lập, gửi báo cáo quyết toán chậm, những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách và đề nghị làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân vi phạm.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực để đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý quyết toán ngân sách nhà nước, chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước.

Có ý kiến đại biểu đề nghị sớm sửa đổi một số nội dung của Luật Ngân sách nhà nước để tiếp tục đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước và công tác lập báo cáo tài chính nhà nước. Các đại biểu thống nhất đề xuất Quốc hội cho phép quyết toán theo đề nghị của Chính phủ và Kiểm toán nhà nước.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp tổ và ý kiến tại phiên thảo luận hôm nay.

(ii) Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng

Tại phiên thảo luận đã có 22 đại biểu Quốc hội phát biểu, 2 đại biểu Quốc hội tranh luận. Các ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 phát triển thành phố Đà Nẵng nhằm đạt mục tiêu các nghị quyết Trung ương đã đề ra, tăng cường nguồn lực tài chính, cơ chế tự chủ và tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá về phát triển kinh tế-xã hội.

Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận về: tên gọi của nghị quyết, sự cần thiết, tính khả thi, hiệu quả của các chính sách; phạm vi, giới hạn, nội hàm, cơ chế thực thi, cơ chế kiểm soát trách nhiệm thực hiện chính sách; các chính sách để tổ chức chính quyền đô thị; việc kết thúc thí điểm chính sách; việc thí điểm thực hiện khu thương mại tự do; các chính sách ưu đãi về thử nghiệm có kiểm soát, hỗ trợ các hoạt động: đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thu hút đầu tư và triển khai hiệu quả lĩnh vực logistics, công nghệ xanh, công nghệ tiên tiến và thu hút các nhà đầu tư, đối tác chiến lược đến với Đà Nẵng và Việt Nam.

Có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung thêm một số chính sách đặc thù, đột phá phù hợp cho thành phố Đà Nẵng trên một số lĩnh vực khác; đồng thời, cần có tổng kết việc thực hiện các cơ chế đặc thù để áp dụng cho phù hợp. Nhiều ý kiến đại biểu thống nhất thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 7 để sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho Đà Nẵng phát triển.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe: Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội họp riêng về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ Bảy, ngày 8/6/2024:

Sáng: Từ 08 giờ 00 đến 09 giờ 00: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình và các báo cáo về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về nội dung này.

Từ 09 giờ 00: Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Chiều: Quốc hội biểu quyết thông qua: Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

* Từ ngày 9/6/2024 đến hết ngày 16/6/2024, Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xã Phìn Ngan đưa 25 hộ dân thôn Suối Chải ra nhà tránh trú an toàn trước bão số 3

Xã Phìn Ngan đưa 25 hộ dân thôn Suối Chải ra nhà tránh trú an toàn trước bão số 3

Trước nguy cơ ảnh hưởng của cơn bão số 3, hôm nay (7/9), UBND xã Phìn Ngan (huyện Bát Xát) đã chỉ đạo các lực lượng tuyên truyền, vận động 25 hộ dân tại thôn Suối Chải nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao di chuyển ra nhà tránh trú để đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão và mưa lũ sau bão

Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão và mưa lũ sau bão

Đêm 6/9/2024, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét ở trung du và miền núi. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 6/9/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Si Ma Cai chủ động di dời các hộ dân ra khỏi vùng sạt lở trước nguy cơ bão số 3

Si Ma Cai chủ động di dời các hộ dân ra khỏi vùng sạt lở trước nguy cơ bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, ngày 6/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Si Ma Cai đã thành lập 2 tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND huyện và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện làm Trưởng đoàn trực tiếp kiểm tra công tác chỉ đạo, ứng phó thiên tai tại 10 xã, thị trấn, đặc biệt là các điểm có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn.

Làm rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển

Làm rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển

Ngày 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030.

Tập trung vào 2 nhóm nhiệm vụ trọng tâm là thu ngân sách nhà nước và giải ngân vốn đầu tư công

Tập trung vào 2 nhóm nhiệm vụ trọng tâm là thu ngân sách nhà nước và giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 6/9, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 9 của UBND tỉnh nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024; nhiệm vụ chủ yếu tháng 9 năm 2024 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Anh Nguyễn Hải Đăng được hiệp thương chọn cử giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh khóa VI

Anh Nguyễn Hải Đăng được hiệp thương chọn cử giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh khóa VI

Chiều 6/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra phiên thứ nhất Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 với khẩu hiệu: Thanh niên Lào Cai “đoàn kết - khát vọng - sáng tạo - phát triển”.

Liên hoan các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng và báo cáo viên, Câu lạc bộ Lý luận trẻ giỏi năm 2024

Liên hoan các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng và báo cáo viên, Câu lạc bộ Lý luận trẻ giỏi năm 2024

Sáng 6/9, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức Liên hoan các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng và báo cáo viên, Câu lạc bộ Lý luận trẻ giỏi năm 2024. Đây là một trong những chương trình chào mừng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Đoàn đại biểu dự Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh dâng hương tại Nhà lưu niệm Bác Hồ và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Đoàn đại biểu dự Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh dâng hương tại Nhà lưu niệm Bác Hồ và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Trước thềm Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng 6/9, Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI do chị Giàng Thị Mai, Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Nhà lưu niệm Bác Hồ và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của tỉnh.

Lào Cai khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với siêu bão số 3

Lào Cai khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với siêu bão số 3

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh yêu cầu các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương triển khai nhiệm vụ, chủ động kiểm tra địa bàn được phân công phụ trách, kịp thời báo cáo ngay khi có sự cố.

fbytzltw