Thôn Đầu Nhuần vững bước theo Đảng

Đầu Nhuần là thôn vùng cao của xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng). Những năm gần đây, thôn có sự đổi thay đáng kinh ngạc: Từ một thôn với phần lớn là hộ nghèo, nay đã trở thành một cộng đồng phát triển bền vững. Kết quả này là nhờ nỗ lực của chính người dân dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng mà nòng cốt là các cán bộ, đảng viên trong chi bộ nông thôn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thôn Đầu Nhuần hiện có 103 hộ dân, 524 nhân khẩu thuộc 4 dân tộc sinh sống, trong đó 95% số hộ là người Dao. Trải qua quá trình dài xây dựng và phát triển, người dân nơi ngày càng tin tưởng, son sắt theo tiếng gọi của Đảng.

Cũng như nhiều địa bàn thôn vùng cao khác của Lào Cai, trước khi có chi bộ Đảng, việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại thôn Đầu Nhuần gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 2006, Chi bộ thôn Đầu Nhuần được thành lập, tiếp đó là Ban Công tác mặt trận, Chi hội Phụ nữ, Chi đoàn Thanh niên thôn. Đây được coi là một mốc son đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong công tác lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

p2P.jpg
Các buổi sinh hoạt của Chi hội Phụ nữ thôn Đầu Nhuần thường lồng ghép các nội dung tuyên truyền phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần thay đổi nhận thức của phụ nữ trong thôn.

Hồi tưởng lại quãng thời gian từ năm 1998 đến năm 2021 khi còn là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn, bà Triệu Thị Mấy kể cho chúng tôi về Đầu Nhuần của những ngày vượt khó. Bà bảo năm mà bà mới làm công tác phụ nữ, người dân trong thôn khi ấy chủ yếu trồng sắn, đào củ mài để ăn thay cơm. Sau này, khi hợp tác xã được tách ra và chia ruộng đất thì các chính sách mới về đất đai mới thay đổi cuộc sống của bà con đi nhiều. Dưới sự giúp đỡ của Đảng, chính quyền, bà con được phát giống lúa thuần, được hướng dẫn cách trồng, chăm sóc lúa đạt năng suất cao. Cũng từ đó mới không còn những ngày ăn củ mài trừ bữa. Đảng và Nhà nước cũng có thêm các chính sách hỗ trợ hộ nghèo làm nhà, cấp giống cây trồng (tre, quế)…, người dân vì vậy càng yên tâm sinh sống, phát triển kinh tế. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của thôn đã giảm từ 70% trong những năm trước xuống còn 35%.

P1.jpg

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc sống của người dân thôn Đầu Nhuần đã có nhiều đổi thay. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước giúp người dân yên tâm sinh sống và phát triển kinh tế.

Bà Triệu Thị Mấy

Bà Mấy cũng cho biết, một trong những nội dung được đặc biệt chú trọng thực hiện tại thôn là quan tâm giáo dục. Tại các cuộc họp thôn, người dân đều được tuyên truyền về việc cho con em đi học đầy đủ. Như đối với bà Mấy, ngoài tuyên truyền, bản thân bà còn gương mẫu cho con, cháu đi học. “Tôi đã cho con đi học đại học, thấy vậy nhiều người trong thôn cũng cố gắng cho con đi học đầy đủ”, bà Mấy nói. Nhiều người dân thôn Đầu Nhuần dần có niềm tin rằng, con trẻ được học hành đầy đủ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, sau này có thể trở về phát triển kinh tế gia đình, giúp ích cho quê hương. Suy nghĩ ấy dần lan tỏa giúp số trẻ em bỏ học của thôn dần tiệm cận con số “0”, nhận thức của người dân được nâng lên đáng kể, đời sống khu dân cư ngày càng văn minh.

Về cơ sở hạ tầng, năm 2010, những cây cầu qua thôn cũng bắt đầu được xây dựng vững chắc, đường sá được quan tâm mở rộng, nối đến các khu vực trung tâm xã. Con đường thoát nghèo, hướng tới phát triển của người dân thôn Đầu Nhuần cũng vì thế thuận lợi hơn. Có thể kể đến công trình xây dựng cầu treo Đầu Nhuần (năm 2010); mở mới và đổ bê tông đường giao thông nông thôn từ trục chính của thôn ra trung tâm xã (năm 2012); đổ bê tông tuyến đường Đầu Nhuần đi Khe Hoi (năm 2016); mở mới các tuyến đường liên thôn (năm 2017); mở rộng mặt đường từ 4m lên 6m và đổ bê tông các tuyến đường trong thôn (năm 2020). Đáng chú ý, năm 2023, thôn tiếp tục được đầu tư xây dựng 2,5km đường giao thông nông thôn và cầu Đầu Nhuần để kết nối giao thông thuận lợi lên điểm du lịch thác Đầu Nhuần; nâng cấp công trình cấp nước sạch để bà con bảo đảm nước sạch cho sinh hoạt...

p4.jpg
Người dân chung sức làm đường giao thông nông thôn.

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, cấp ủy đảng, chính quyền xã và Chi bộ thôn Đầu Nhuần còn luôn sát sao trong hướng dẫn, khuyến khích người dân trong thôn phát triển kinh tế. Các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi đã được mở ra để giúp người dân hình thành những mô hình kinh tế phù hợp, như canh tác các cây trồng truyền thống (lúa, ngô) theo phương thức cải tiến cho năng suất cao, phát triển chăn nuôi vật nuôi truyền thống (như trâu, bò, lợn bản, gà bản) mang lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, nghị quyết đảng bộ các cấp xác định cây quế là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho người dân, cũng là cây trồng phù hợp phát triển tại địa phương, Chi bộ thôn Đầu Nhuần đã vận động người dân tập trung phát triển cây quế trên đất đồi, gia đình nào có nhiều đất thì trồng nhiều. Hiện 100% số hộ tại thôn đều trồng quế, hộ ít thì vài héc-ta, hộ nhiều có cả chục héc-ta. Theo thống kê của xã Phú Nhuận, diện tích quế tại Đầu Nhuần đã vượt mốc 400 ha, trong đó có nhiều diện tích chuẩn bị cho thu hoạch… Đây sẽ là mỏ “vàng xanh” để mỗi hộ dân có thu nhập tiền tỷ trong thời gian không xa.

Với nỗ lực của người dân, nếu năm 2010 thôn có 40 hộ nghèo thì đến năm 2023 chỉ còn 10 hộ nghèo (chiếm 9,7%). Thu nhập bình quân của người dân tăng qua các năm: Năm 2000 đạt 5,3 triệu đồng/người/năm; năm 2010 là 10,2 triệu đồng/người/năm; năm 2020 là 41,5 triệu đồng/người/năm và năm 2023 là 66,78 triệu đồng/người/năm.

Sự nghiệp y tế, giáo dục trong thôn được chăm lo. 100% trẻ trong độ tuổi được ra lớp, tỷ lệ chuyên cần của các khối lớp luôn đạt trên 90%.

Việc xây dựng đời sống văn hóa cũng được cấp ủy, Chi bộ thôn đặc biệt quan tâm. Các hủ tục trong việc cưới, việc tang được đẩy lùi. Số gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” đều tăng qua các năm (riêng năm 2022 có 72/103 gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa). Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền, Chi bộ thôn còn tích cực vận động, khuyến khích người dân phục dựng và duy trì bản sắc văn hóa của người Dao (như bảo tồn sách cổ, nghi lễ cấp sắc, thành lập câu lạc bộ múa chiêng, câu lạc bộ hát dân vũ…) nhằm mục đích bảo tồn và hướng tới phát triển phục vụ du lịch.

Nói về những thành quả đạt được, ông Bàn Thanh Hải, Bí thư Chi bộ thôn không khỏi tự hào: “Những trái ngọt” được kết tinh từ chính sự nỗ lực của người dân và hơn hết là nhờ ánh sáng soi đường của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên. Bà con trong thôn đã tin và làm theo sự lãnh đạo của Chi bộ, đồng sức đồng lòng từng bước vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Bí thư Đảng ủy xã Phú Nhuận - ông Phạm Quốc Vương cũng đánh giá rất cao vai trò lãnh đạo của Chi bộ thôn Đầu Nhuần. Theo Bí thư Vương: “Kết quả này là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Đảng bộ xã qua các giai đoạn và là sự nỗ lực của từng cán bộ, đảng viên, người đứng đầu Chi bộ về đổi mới công tác lãnh đạo, đi sâu, đi sát với Nhân dân. Đặc biệt là Chi bộ thôn Đầu Nhuần đã luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ trong tổ chức đảng và trong thôn. Nhờ đó đã phát huy tinh thần làm chủ của người dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng. Có thể thấy rõ trong phong trào xây dựng nông thôn mới, bà con đã tích cực tham gia đóng góp tiền của và công sức làm đường giao thông nông thôn và thực hiện các tiêu chí cần nguồn lực từ người dân”.

P3.jpg

Kết quả có được tại thôn Đầu Nhuần là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Đảng bộ xã qua các giai đoạn và là sự nỗ lực của từng cán bộ, đảng viên, người đứng đầu Chi bộ về đổi mới công tác lãnh đạo, đi sâu, đi sát với Nhân dân. Đặc biệt là Chi bộ thôn Đầu Nhuần đã luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ trong tổ chức đảng và trong thôn. Nhờ đó đã phát huy tinh thần làm chủ của người dân trong thực hiện chủ chương, chính sách của Đảng...

Ông Phạm Quốc Vương, Bí thư Đảng ủy xã Phú Nhuận

Hướng đến phát triển du lịch sinh thái, thúc đẩy kinh tế, ngày 28/12/2018, UBND tỉnh Lào Cai đã ký quyết định xếp hạng thắng cảnh thác Đầu Nhuần là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. UBND huyện Bảo Thắng cũng đã công bố việc khoanh vùng bảo vệ danh lam thắng cảnh thác Đầu Nhuần với tổng diện tích gần 350 ha. Xã Phú Nhuận đã cho xây dựng công trình đường giao thông nông thôn tuyến Phú Thủy - Đầu Nhuần. Đảng ủy xã Phú Nhuận đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/ĐU ngày 28/12/2022 về lãnh đạo bảo tồn và phát triển giá trị các di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh gắn với phát triển kinh tế du lịch, thương mại trên địa bàn xã Phú Nhuận, trong đó khẳng định “cần xây dựng quy hoạch chi tiết danh lam thắng cảnh thác Đầu Nhuần để thu hút đầu tư, phát triển đồng bộ hạ tầng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cộng đồng gắn với danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa của địa phương”. Việc quan tâm đầu tư phát triển du lịch sinh thái Đầu Nhuần sẽ mở thêm cơ hội để người dân thôn Đầu Nhuần khai thác các tiềm năng một cách bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, xây dựng thôn văn hóa người Dao, thôn kiểu mẫu trên đỉnh Đầu Nhuần.

P5.jpg
Quan tâm đầu tư phát triển du lịch sinh thái Đầu Nhuần sẽ mở thêm cơ hội để người dân khai thác tiềm năng một cách bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, xây dựng thôn kiểu mẫu trên đỉnh Đầu Nhuần.

Có thể khẳng định, ánh sáng của Đảng đã dẫn đường, chỉ lối cho bà con vùng cao Đầu Nhuần vượt qua bao gian lao, thử thách để hôm nay vững trọn niềm tin theo Đảng, cùng quyết tâm xây dựng vùng quê giàu đẹp, văn minh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.

Thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên trong ánh ban mai.

Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Bảo Yên (22/4/1947 - 22/4/2024) Bảo Yên: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Để hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong năm 2024 tăng tốc, Đảng bộ huyện Bảo Yên đã xác định vận dụng sáng tạo 5 phương thức lãnh đạo của Đảng vào thực tiễn.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Chiều 17/4, tại trụ sở Tỉnh ủy, dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên về kết quả triển khai Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là những hạt nhân trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Huyện Si Ma Cai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ này đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng.

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị đưa ra nhiều luận thuyết, quan điểm khác nhau tiến công Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì vậy, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, giữ vững bản chất khoa học, cách mạng lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình hiện nay có ý nghĩa cấp thiết.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

fb yt zl tw