Thổi bùng tinh thần học tập suốt đời

Khi thế giới không ngừng chuyển mình bởi làn sóng cách mạng khoa học-công nghệ, học tập suốt đời đã trở thành một nhu cầu tất yếu.

Tư tưởng này được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài viết “Học tập suốt đời”, khẳng định rằng muốn đất nước phát triển bền vững trong thời đại tri thức, toàn dân phải không ngừng học tập, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Quan điểm này không chỉ là định hướng, mà như ngọn "gió Đông" thổi vào xã hội, thúc đẩy sự đổi thay mạnh mẽ trong tư duy, tinh thần dám bước ra khỏi vùng an toàn, chấp nhận thử thách và dấn thân vì lợi ích chung.

Bạn trẻ mua sách tại Đường sách TP Hồ Chí Minh.

Bạn trẻ mua sách tại Đường sách TP Hồ Chí Minh.

Hình tượng “gió Đông” trong điển tích Tam Quốc thể hiện yếu tố thiên thời quyết định thành bại, tượng trưng cho thời cơ hiếm có, ai nắm bắt được sẽ làm nên đại sự. Khác với chuyện xưa, “gió Đông” thời nay không đến từ vận may mà từ chính quyết tâm dám học, dám làm của mỗi cá nhân. Đáng tiếc, hiện nay vẫn có nhiều người, kể cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vẫn ngại học, học đối phó, chạy theo bằng cấp mà không thực sự học để nâng cao trình độ, năng lực. Đây là một rào cản lớn đối với sự phát triển bền vững, bởi một xã hội lười học là một xã hội dễ tụt hậu.

Tinh thần tự học không thể áp đặt, mà phải được khơi dậy từ ý thức của mỗi người. Để làm được điều này, cần có chiến dịch truyền thông mạnh mẽ nhằm tôn vinh những tấm gương học tập và lên án thói quen thụ động, lãng phí tri thức. Một quốc gia chỉ có thể vươn xa khi coi học tập là động lực sống, là phương tiện thích nghi với sự biến động của thế giới. Nhiều quốc gia đã xây dựng xã hội học tập để người dân không chỉ tiếp cận tri thức mà còn có năng lực vận dụng hiệu quả vào thực tế, giúp Nhà nước trao quyền nhiều hơn cho công dân.

Việt Nam không thể tiến xa nếu thiếu động lực tri thức. Chỉ khi mỗi người tự thắp lên ngọn lửa học tập, “gió Đông” của tri thức mới hội tụ thành cơn sóng lớn, đưa đất nước vững bước trên hành trình hội nhập và phát triển bền vững. Bác Hồ từng nhấn mạnh rằng học tập là con đường để Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Trong bối cảnh hiện nay, điều đó càng trở nên cấp thiết. Nếu muốn đạt được sự bình đẳng với các nước lớn, Việt Nam phải phát triển tri thức, lấy học tập suốt đời làm nền tảng.

“Gió Đông” không tự nhiên xuất hiện mà cần được tạo ra từ hành động thực tế. Trước hết, cần xây dựng hệ sinh thái học tập suốt đời đa dạng, không chỉ trong nhà trường mà lan tỏa ra toàn xã hội.

Công nghệ số phải trở thành cầu nối tri thức, giúp người dân tiếp cận kho tàng học liệu khổng lồ một cách dễ dàng. Quan trọng nhất, đội ngũ cán bộ phải tiên phong trong học tập, đổi mới và chịu trách nhiệm. Đồng thời, cần thúc đẩy tinh thần tự học thành một phong trào xã hội sâu rộng. Học tập không chỉ nâng cao dân trí mà còn tiết kiệm ngân sách, chống lãng phí qua việc ứng dụng hiệu quả tri thức và công nghệ trong quản lý, sản xuất, thúc đẩy Việt Nam bứt phá trên bản đồ tri thức thế giới.

Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo hệ sinh thái sử dụng ngoại ngữ để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Tạo hệ sinh thái sử dụng ngoại ngữ để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó xác định nhiệm vụ từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Muốn hiện thực hóa mục tiêu này, giải pháp gốc rễ là cần thay đổi cách dạy, cách học, cách thi, cách tổ chức toàn bộ hệ thống giáo dục ngoại ngữ hiện nay.

Giáo dục lòng yêu nước từ nhà trường

Giáo dục lòng yêu nước từ nhà trường

Trong không khí tưng bừng của cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những hoạt động giáo dục lòng yêu nước tại các trường học trên địa bàn tỉnh đã diễn ra sôi nổi, tràn đầy cảm xúc. Các em học sinh từ mầm non đến trung học không chỉ được học về lịch sử mà còn được trải nghiệm những hoạt động thực tế, góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là giảm áp lực và giảm tốn kém cho xã hội nhưng vẫn bảo đảm chất lượng đề ra. Kỳ thi năm nay đặc biệt quan trọng bởi diễn ra trong bối cảnh cả nước đang thực hiện việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính.

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa cho học sinh đã được các trường học các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai sôi nổi, góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào, biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

fb yt zl tw