Thị xã Sa Pa: Tuyên truyền phòng, chống tảo hôn cho thanh niên và người dân qua phiên tòa giả định

Ngày 22/7, tại xã Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sa Pa), Thị đoàn Sa Pa phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Sa Pa, Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Kiểm sát quận Hai Bà Trưng và quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống tảo hôn.

Chương trình thu hút hơn 200 đoàn viên, thanh niên và người dân trên địa bàn xã Ngũ Chỉ Sơn tham dự, theo dõi.

_MG_0885.JPG
Quang cảnh phiên tòa giả định.

Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn trên địa bàn thị xã Sa Pa vẫn xảy ra và có chiều hướng gia tăng. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023 đã xảy ra 14 trường hợp tảo hôn. Ban Chỉ đạo phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thị xã đã vận động thành công 23 trường hợp không tảo hôn (trong đó, 18 trường hợp là học sinh). Số trường hợp phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con lần đầu dưới 18 tuổi là 75 trường hợp.

_MG_0867.JPG
Đông đảo người dân theo dõi phiên tòa giả định.

Tình huống của vụ án là xét xử bị cáo Giàng A Páo về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Theo cáo trạng, bị cáo là dân tộc Mông, 20 tuổi đã giao cấu với nạn nhân 15 tuổi đang là học sinh. Khi biết nạn nhân có thai, bị cáo đã chối bỏ trách nhiệm, khuyên nạn nhân phá thai và cắt đứt liên hệ.

_MG_0876.JPG
_MG_0756.JPG

Phiên tòa được tổ chức trực quan, sinh động thu hút sự theo dõi của Nhân dân.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã khai thác, phân tích hành vi phạm tội của bị cáo, giúp bị cáo hiểu rõ hơn về hậu quả do mình gây ra, đồng thời tuyên phạt bị cáo 36 tháng tù theo Điều 145, Điều 51 và Điều 38 Bộ luật Hình sự.

Sau phiên tòa giả định, Ban tổ chức đã giao lưu, đặt câu hỏi, giải thích rõ hơn cho các em học sinh về các tình huống pháp lý và cách xử trí nếu gặp trong thực tế, giúp người dân tiếp thu kiến thức pháp luật hiệu quả. Với hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, hoạt động thiết thực này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các đoàn viên, thanh niên và người dân trên địa bàn.

Phiên tòa giả định là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình Chiến dịch tình nguyện hè năm 2023, nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho người dân địa phương, đặc biệt là thanh thiếu niên và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa về những hệ lụy, cũng như việc xử lý nạn tảo hôn theo quy định của pháp luật.

_MG_0963.JPG
IMG_5038.JPG

Tại chương trình, Viện Kiểm sát nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã trao tặng Quỹ Khuyến học xã Ngũ Chỉ Sơn 10 triệu đồng; trao tặng 5 triệu đồng cho Thị đoàn Sa Pa để tổ chức các hoạt động tình nguyện hè năm 2023 (ảnh trên).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội bị khóa vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội bị khóa vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Nghị định 147/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định: Việc khóa tài khoản vĩnh viễn sẽ được thực hiện đối với các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đã bị tạm khóa từ 3 lần trở lên.

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Các đối tượng đã đăng lên mạng xã hội với nội dung “Cùng Eras và Câu lạc bộ chữ đẹp Việt tôn vinh nghệ thuật viết chữ đẹp qua cuộc thi Chữ đẹp Việt Nam năm 2024 với chủ đề Tuổi thơ cho em”, rồi lôi kéo phụ huynh học sinh tham gia, chuyển phí đăng ký dự thi để chiếm đoạt hàng chục triệu đồng.

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Thực hiện giai đoạn 1 của đợt cao điểm tổng điều tra, rà soát, xác minh và tập trung đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh, từ ngày 1/9 đến 15/11, Công an tỉnh Lào Cai đã tiến hành điều tra, xử lý 190 vụ án, chuyên án về ma túy, bắt giữ 307 đối tượng.

Xây dựng văn hóa giao thông từ cơ sở

Xây dựng văn hóa giao thông từ cơ sở

Văn hóa giao thông là một khái niệm đang ngày càng được nhắc tới nhiều hơn. Việc hình thành văn hóa khi tham gia giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao ý thức của mỗi người tự giác chấp hành tốt các quy tắc đảm bảo an toàn giao thông. 

fbytzltw