Thị trường gạo thêm nhiều căng thẳng do tác động của El Ninõ

Do ảnh hưởng của hình thái thời tiết El Ninõ, nhiệt độ trung bình toàn cầu nhiều tháng qua đã phá kỷ lục, ảnh hưởng tới mùa màng. Ở châu Á, nhiều quốc gia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về El Ninõ.

Lòng sông khô cạn do các đợt nắng nóng và hạn hán kéo dài tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTX
Lòng sông khô cạn do các đợt nắng nóng và hạn hán kéo dài tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTX

Theo hãng tin Bloomberg của Mỹ ngày 11/10, trong khi Philippines nỗ lực hỗ trợ cho người trồng lúa để đối phó với thời tiết cực đoan, Indonesia, nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới, cho biết sản lượng lúa gạo năm 2023 của nước này có thể giảm 1,2 triệu tấn. Để bù đắp, Indonesia có kế hoạch nhập khẩu thêm ngũ cốc trong năm nay và năm tới.

Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, đã yêu cầu nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm 26% sản lượng vụ đông xuân của khu vực, bắt đầu gieo trồng từ đầu tháng này, thay vì tháng 11. Chỉ thị được đưa ra nhằm tránh tình trạng thiếu nước vào cuối vụ thu hoạch, một phần do El Ninõ.

El Ninõ là hiện tượng xảy ra tự nhiên, nhưng lần này lại trùng hợp với thời tiết cực đoan và nóng hơn do tác động của việc tăng phát thải khí nhà kính tới khí hậu. El Ninõ góp phần khiến cho thế giới trải qua nhiều tháng liên tục có nhiệt độ cao nhất trong lịch sử kể từ tháng 5. Gần nhất là tháng 9 có nhiệt độ bề mặt trung bình đạt 16,38°C, cao hơn 0,5°C so với kỷ lục trước đó vào tháng 9/2020.

Thị trường gạo đã trải qua nhiều tuần hỗn loạn sau khi Ấn Độ tăng cường hạn chế xuất khẩu vào cuối tháng 7 vừa qua. Động thái này khiến các chính phủ từ châu Á đến châu Phi lo lắng, dẫn đến sự hình thành của một loạt các thỏa thuận cung cấp lương thực và đàm phán ngoại giao liên quan cũng như thúc đẩy hoạt động tích trữ. Giá gạo tăng cũng dẫn tới cảnh báo về lạm phát ở Philippines và Indonesia.

Những lo lắng về thời tiết đang lan rộng khắp thị trường gạo là dấu hiệu đầu tiên cho thấy mối lo ngại thực sự về tác động của El Ninõ. Hình thái thời tiết này thường kéo theo tình trạng nóng hơn và khô hơn trên khắp châu Á, ảnh hưởng tới mùa màng. Trong khi đó, thực tế đã chứng minh bất kỳ sự suy yếu nào về sản lượng lúa gạo cũng có thể dẫn tới việc thắt chặt nguồn cung toàn cầu, tạo cơ sở thúc đẩy một đợt tăng giá mới.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw