Thêm giải pháp xử lý bền vững chất thải rắn công nghiệp

Theo thống kê, Khu Công nghiệp Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng) hiện có hơn 30 nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến khoáng sản, luyện kim, vật liệu xây dựng, hóa chất, sản xuất phân bón... Mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn phát sinh sau sản xuất khoảng 3,8 triệu tấn, chủ yếu là xỉ thải lò điện của các nhà máy sản xuất phốt pho, bã thải GYPS của Công ty Cổ phần DAP số 2 và Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai, bã thải luyện đồng của Nhà máy luyện đồng…

anh sua.jpg
Nhà máy xử lý chất thải rắn đang hình thành sẽ giải quyết được 1 triệu tấn/năm.

Sau nhiều năm tìm giải pháp xử lý chất thải rắn, trong 2 năm gần đây, mỗi năm Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai đã phối trộn, xử lý và xuất bán được 430.000 tấn thải rắn/năm. Ông Đặng Tiến Đức, Phó Giám đốc công ty cho biết, sản phẩm thải sau xử lý chủ yếu được bán cho các công ty sản xuất xi măng làm phụ gia. Lượng xuất bán 430 nghìn tấn hiện nay chỉ chiếm hơn 50% lượng chất thải mà các nhà máy của công ty đang thải ra mỗi năm (hơn 800 nghìn tấn).

Từ cuối năm 2023, tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng có một công ty thực hiện đầu tư mô hình nhà máy nghiền, phối trộn để làm phụ gia cho sản xuất xi măng. Dự án nhà máy nghiền xỉ phốt pho, xỉ lò cao của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Lao Kay có công suất 1 triệu tấn/năm. Dự án có tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, với diện tích hơn 7,2 ha đang dần hoàn thiện các hạng mục đầu tư, dự kiến đi vào vận hành trong quý II/2024. Khi đi vào vận hành, nhà máy này có thể xử lý toàn bộ chất thải rắn của các nhà máy trong Khu Công nghiệp Tằng Loỏng.

Sơ đồ mô hình nhà máy nghiền xỉ thải của công ty Lao Kay.jpg
Nhà máy nghiền xỉ phốt pho xỉ lò cao của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Lao Kay đang dần hoàn thiện .jpg
Mô hình Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp tại Tằng Loỏng.

Ông Ngô Văn Cao, đại diện Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Lao Kay cho biết: Khu Công nghiệp Tằng Loỏng hằng ngày sản sinh ra lượng xỉ thải tương đối lớn. Lượng xỉ thải chưa có hướng xử lý triệt để, chỉ xử lý đơn thuần là chôn lấp nên ít nhiều gây ô nhiễm môi trường trên mặt đất cũng như tầng nước ngầm. Mặt khác, công ty đang thiếu chất phụ gia cho sản xuất xi măng, do đó nhà máy nghiền xỉ phốt pho, xỉ lò cao công suất 1 triệu tấn/năm tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng với công nghệ tiên tiến, hiện đại, có đủ năng lực xử lý triệt để, tái chế, tái sử dụng xỉ thải, hạn chế chôn lấp, biến chất thải thành các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế là rất phù hợp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực. Trong thời gian tới, công ty sẽ xây dựng mô hình giai đoạn 2 với thiết bị phối trộn sản xuất xi măng tại Lào Cai để thuận tiện, không còn phải vận chuyển về các tỉnh miền xuôi.

Tháng 12/2023, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 1260 về việc ban hành chỉ dẫn kỹ thuật tạm thời sử dụng bã thải thạch cao phốt pho làm lớp móng cho đường giao thông và vật liệu san lấp cho công trình xây dựng. Theo quyết định, việc ban hành chỉ dẫn kỹ thuật tạm thời để áp dụng cho một số dự án sử dụng bã thạch cao phốt pho phát thải từ các nhà máy hóa chất, phân bón trong nước làm móng cho đường giao thông và vật liệu san lấp cho công trình xây dựng. Bộ Xây dựng cũng giao Viện Vật liệu xây dựng theo dõi, đánh giá, sau 36 tháng kể từ ngày ký trình Bộ ban hành Quy định chính thức và làm cơ sở xây dựng, công bố tiêu chuẩn theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

IMG_3913.JPG
Thải GYPS của Công ty DAP chất đống với nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường.
các bãi xỉ thải rắn chất đống tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng sẽ sớm được xử lý.jpg
Xỉ của các nhà máy phốt pho đã được đưa về Nhà máy xử lý chất thải rắn của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Lao Kay.

Ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cho biết: Có nhà máy xử lý chất thải rắn và Quyết định chỉ dẫn kỹ thuật tạm thời sử dụng bã thải thạch cao phốt pho làm lớp móng cho đường giao thông và vật liệu san lấp cho công trình xây dựng sẽ là giải pháp bền vững, tránh tình trạng chất đống chất thải gây nguy hại cho môi trường. Đây cũng là giải pháp góp phần làm tăng quỹ đất đầu tư sản xuất khác cho khu công nghiệp, tận dụng nguồn tài nguyên đất, hạ tầng sẵn có và tạo việc làm cho lao động địa phương, có thêm đóng góp cho ngân sách địa phương qua các sắc thuế…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những HTX do chính đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sáng lập và điều hành đã và đang chứng minh được sức mạnh nội tại, không chỉ tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn những giá trị bản địa, xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững tại huyện vùng cao Bảo Yên (Lào Cai).

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

fb yt zl tw