Thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất có được không?

Bạn đọc hỏi, điều kiện để thế chấp nhà gồm những gì, thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất có được không?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình (bên thế chấp) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ 3 giữ tài sản thế chấp.

Về điều kiện để thế chấp nhà, theo khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, giao dịch về thế chấp bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, nhà tình nghĩa…

Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu.

Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.

Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật.

Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở.

Ngoài điều kiện đối với nhà ở thế chấp, bên thế chấp còn phải đáp ứng các điều kiện sau (theo khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2014): Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện thế chấp; Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân (trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương).

Tại Điều 326 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, theo quy định nêu trên, chủ sở hữu đất có quyền thế chấp nhà mà không thế chấp đất. Tuy nhiên, việc thế chấp nhà mà không thế chấp đất sẽ phát sinh 2 trường hợp: Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất; Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

Báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân cần làm gì khi mua, bán xe để tránh đi lại nhiều lần?

Người dân cần làm gì khi mua, bán xe để tránh đi lại nhiều lần?

Việc đổi và cấp mới biển số xe được thay đổi sau ngày 15/8 đã khiến nhiều người dân gặp khó khăn, rối rắm với thủ tục. Để hiểu hơn và tránh việc người dân phải đi lại nhiều lần, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc phỏng vấn với Thượng tá Đoàn Văn Quới, Phó trưởng Phòng CSGT (PC08, Công an TP Hồ Chí Minh) về vấn đề này.

Con nuôi có được hưởng thừa kế?

Con nuôi có được hưởng thừa kế?

Bạn đọc hỏi: Bố tôi mất không để lại di chúc. Bố tôi có một người con nuôi. Theo quy định hiện hành, người con nuôi đó có được hưởng thừa kế di sản của bố tôi hay không?

Gốc của sự minh bạch

Gốc của sự minh bạch

Tuần qua, trên khắp các diễn đàn, nhiều người đã thể hiện sự bức xúc trước các khoản phụ thu đầu năm học, rồi học thêm, ngoại khóa.

fb yt zl tw