"Thắp sáng tương lai" vì nạn nhân chất độc da cam

Tối 8/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng 701), Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội tổ chức Chương trình giao lưu - nghệ thuật “Thắp sáng tương lai”.

Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phát biểu. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Đây là hoạt động hướng đến Kỷ niệm 63 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2024), Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8) và kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (2004 - 2024). Chương trình được phát sóng trực tiếp trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam; tiếp sóng trên nhiều đài phát thanh - truyền hình các địa phương trên cả nước.

Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết, hậu quả chất độc da cam/dioxin do Mỹ gây ra ở Việt Nam còn rất nặng nề và lâu dài, nhiều gia đình có 3 - 4 người con bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, quanh năm chỉ nghe tiếng la hét. Nạn nhân da cam là người nghèo nhất trong những người nghèo, là người khổ nhất trong những người khổ. Hầu hết nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, nên rất cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong hàn gắn vết thương chiến tranh, xoa dịu nỗi đau da cam. Mỗi sự giúp đỡ, sẻ chia đều là những đóng góp to lớn để không một nạn nhân nhiễm chất độc da cam nào trên cả nước bị bỏ lại phía sau.

Tiết mục biểu diễn văn nghệ “Nỗi đau mặt trời”. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Tiết mục biểu diễn văn nghệ “Nỗi đau mặt trời”. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Thông qua các phóng sự, chương trình giao lưu với các nhân vật là nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam, Chương trình Giao lưu - nghệ thuật “Thắp sáng tương lai” mang đến cho người xem cái nhìn chân thực nhất về hậu quả nặng nề của chất độc hóa học trong chiến tranh ở Việt Nam; khẳng định sự quan tâm và nỗ lực của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ và tổ chức Hội các cấp, cùng sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, các nhà hảo tâm ở trong nước, bạn bè quốc tế trong công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học, chăm sóc giúp đỡ và đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam, đặc biệt là việc hỗ trợ sinh kế hiệu quả cho nạn nhân, gia đình nạn nhân.

Bà Nguyễn Thị Đàn, đến từ huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: “Tôi sinh được 4 người con nhưng cả 4 đều bị nhiễm chất độc da cam, đến 7 tuổi các con tôi mới biết đi. Hơn 40 năm qua, vợ chồng tôi thay nhau chăm con, các cháu thường xuyên đau ốm bệnh tật, nhiều lúc mọi người khuyên tôi gửi cháu vào các Trung tâm bảo trợ xã hội nhưng tôi không muốn. Các con tôi dù không toàn vẹn nhưng đó cũng là máu mủ của tôi. Mong ước lớn nhất của tôi là có sức khỏe tốt để chăm sóc các con vì nếu không có bố mẹ, không biết các con tôi sẽ ra sao".

Các đại biểu tham dự chương trình “Thắp sáng tương lai". Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Trong 10 năm (1961 - 1971), quân đội Mỹ đã phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong số đó là chất da cam, chứa 366 kg dioxin xuống miền Nam Việt Nam, gây hậu quả thảm khốc đối với môi trường và sức khỏe con người, làm trên 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân, với những di chứng nặng nề và nỗi đau dai dẳng qua nhiều thế hệ. Hiện nay, di chứng chất độc da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4.

Chương trình cũng là dịp ôn lại truyền thống, thành tích của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam trong 20 năm qua; biểu dương, tri ân các cán bộ hội tiêu biểu; những nạn nhân vượt khó vươn lên, có cuộc sống ổn định; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã chia sẻ, đồng hành, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.

Tại chương trình, Ban Tổ chức đã tiếp nhận sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, khán giả truyền hình cả nước, bạn bè quốc tế chung tay đóng góp, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam vận động ủng hộ nạn nhân chất độc da cam qua 2 hình thức: quét mã QR/chuyển khoản ủng hộ đến số TK 1961 tại Ngân hàng Quân đội MB, chủ tài khoản Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; quét mã QR ủng hộ qua Ví điện tử VTC.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw