Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Lào Cai

Triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, Lào Cai đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai hiệu quả các dự án thành phần nhằm từng bước ổn định đời sống của đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn.

Triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai các dự án thành phần của Chương trình, trong đó đẩy mạnh thực hiện Dự án 1 về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt nhằm từng bước ổn định đời sống của đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Lào Cai cho thấy nhiều công trình, phần việc đã mang dấu ấn đậm nét, góp phần làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để Chương trình phát huy tối đa hiệu quả, nhất là trong thực hiện Dự án 1.

Tỉnh Lào Cai đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư thuộc Chương trình MTQG 1719.

Tỉnh Lào Cai đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư thuộc Chương trình MTQG 1719.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 sau ảnh hưởng cơn bão số 3, định hướng các nội dung và đề xuất năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Lào Cai đã chủ động nắm bắt kịp thời tình hình vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Từ đó, tích cực tham mưu, ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc triển khai, thực hiện chính sách dân tộc.

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, cơ quan làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc và nhiệm vụ cơ quan thường trực các chính sách dân tộc. Chủ động nắm bắt kịp thời tình hình vùng đồng bào DTTS trên địa bàn; tích cực tham mưu, ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc triển khai, thực hiện chính sách dân tộc. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, ngành Công tác dân tộc tỉnh Lào Cai phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND ban hành 6 Nghị quyết; trực tiếp ban hành 8 kế hoạch, 16 Quyết định, 13 báo cáo, 24 văn bản để chỉ đạo, triển khai, đánh giá kết quả thực hiện công tác dân tộc và Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn.

Để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ về đất ở cho đồng bào DTTS, huyện Mường Khương được xem là địa phương có số hộ nghèo cần được hỗ trợ xây dựng nhà tạm lớn nhất tỉnh. Vì vậy, trong số các hộ thuộc diện được hỗ trợ, còn nhiều hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã ảnh hưởng đến việc hoàn thiện thủ tục hồ sơ khởi công nhà. Để tháo gỡ khó khăn này, huyện Mường Khương đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn chủ động phối hợp, hỗ trợ bà con giải quyết vướng mắc, hoàn thiện thủ tục pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông Lưu Đức Mạnh - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Khương cho biết, Phòng đã cử cán bộ đến các xã, thị trấn phối hợp với chính quyền địa phương rà soát vị trí xây dựng nhà của bà con sao cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Đồng thời, tuyên truyền, vận động bà con đăng ký nhu cầu đo đạc, hoàn thiện hồ sơ để có quyết định công nhận là đất ở, sau đó hoàn thiện nghĩa vụ tài chính, kê khai thuế để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Để đảm bảo hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 04/2023 quy định một số nội dung về hỗ trợ đất ở và định mức đất sản xuất để thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Theo đó, căn cứ vào quỹ đất, điều kiện thực tế từng dự án và nhu cầu của hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét, quyết định diện tích đất ở cho từng hộ, đảm bảo theo nguyên tắc không thấp hơn diện tích tối thiểu và không vượt quá diện tích tối đa.

Để đảm bảo kế hoạch đề ra cũng như kịp thời hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, ông Nguyễn Xuân Nhẫn - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đề nghị, các địa phương cần tiếp tục rà soát các nhiệm vụ kế hoạch năm; nhiệm vụ của nhiệm kỳ đã được giao để có đánh giá khách quan, cụ thể kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền có biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời.

Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình MTQG 1719, nhất là việc thực hiện Dự án 1 về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong đồng bào DTTS và miền núi. Từ đó, chủ động tham mưu, phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc các xã thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc và các dự án của Chương trình MTQG 1719.

daidoanket.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa: Tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi đạt trên 95%

Sa Pa: Tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi đạt trên 95%

Để ngăn ngừa bệnh sởi bùng phát trên địa bàn, thời gian qua, thị xã Sa Pa đã triển khai nhiều giải pháp. Tính đến thời điểm hiện tại, dịch sởi đã cơ bản được khống chế, Trung tâm Y tế thị xã cũng tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi theo chiến dịch, đạt trên 95%.

Lào Cai: 5 hội viên cựu chiến binh được hỗ trợ xây dựng nhà “Nghĩa tình đồng đội”

Lào Cai: 5 hội viên cựu chiến binh được hỗ trợ xây dựng nhà “Nghĩa tình đồng đội”

Thi đua chào mừng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ đầu năm đến nay, từ nguồn kinh phí do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phân bổ, Hội Cựu Chiến binh tỉnh đã tiến hành khảo sát thực tế, trao hỗ trợ cho 5 gia đình hội viên xây dựng nhà “Nghĩa tình cựu chiến binh”.

Xây dựng nền tảng thể lực cho thế hệ tương lai

Xây dựng nền tảng thể lực cho thế hệ tương lai

Trong bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình”, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: Để hướng tới năm 2045 với tầm nhìn về một Việt Nam phát triển toàn diện, việc định hướng phát triển con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, trở thành ưu tiên chiến lược.

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

fb yt zl tw