Thận trọng khi trùng tu di tích

Việc trùng tu di tích là cần thiết để bảo tồn những di tích đã và đang xuống cấp. Tuy nhiên, trùng tu thế nào để thực sự mang lại hiệu quả, giữ được giá trị gốc về kiến trúc, thẩm mỹ và “màu thời gian” của di tích… lại không dễ.

Chùa Cầu - Hội An (Quảng Nam) sau trùng tu.
Chùa Cầu - Hội An (Quảng Nam) sau trùng tu.

Trùng tu di tích - nhìn từ Chùa Cầu

Những ngày qua, sau khi Chùa Cầu - Hội An (Quảng Nam) được trùng tu thì đã nảy ra cuộc tranh cãi. Một bên coi việc Chùa Cầu mang màu sắc tươi mới sau sửa chữa là điều đương nhiên. Thời gian sẽ giúp di tích phai màu để hòa vào tổng thể không gian phố cổ. Còn một bên thì cho rằng cái mới của Chùa Cầu khiến cho sự hoài cổ bị mất đi.

PGS.TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, việc trùng tu không phải là làm mới di tích, nhưng cũng phải làm lại. Việc làm lại có thể bằng những vật liệu, chất liệu mới. Chất liệu mới có thể không giống như chất liệu trước đây vì công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại khác nhau. Điều đó là tất yếu. Cái mới đó, sau một thời gian nhất định sẽ cũ đi. Khó có thể đảm bảo yêu cầu ngay sau trùng tu di tích giữ nguyên được màu thời gian. Tất nhiên về nguyên tắc, vẫn phải cố gắng làm sao giữ được giá trị gốc của di tích và tránh việc “làm mới”.

Về vấn đề này, KTS Trương Ngọc Lân - Phó trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội) nhận định, Chùa Cầu không lệch tông so với tổng thể kiến trúc ở Hội An. Khi công trình được sơn lại trên nền màu cũ chắc chắn sẽ tươi mới hơn về mặt thị giác. Tuy nhiên, những màu sắc được sử dụng để trùng tu Chùa Cầu vẫn là tông màu cũ của di tích và phù hợp với phong cách công trình kiến trúc cổ.

Thường sau khi một di tích được trùng tu, nhất là di tích nổi tiếng như Chùa Cầu thì khó tránh được các ý kiến tranh luận. Một công trình đã quá quen thuộc với người dân địa phương, với du khách bởi những nét cổ kính, màu thời gian nhuốm trên từng nét kiến trúc, nay trở nên tươi mới hơn sau trùng tu thì chắc chắn sẽ lạ lẫm trong mắt mọi người.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, thực tế những năm qua có nhiều câu chuyện buồn đã xảy ra liên quan đến vấn đề tu bổ di tích. Mặc dù việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được Luật Di sản văn hóa quy định rõ tại Điều 34 nhưng không phải đơn vị nào cũng thực hiện nghiêm, khiến cho nhiều giá trị của di tích bị mất đi vĩnh viễn không thể phục hồi.

Như khi trùng tu, tôn tạo di tích đền tháp Bánh Ít ở huyện Tuy Phước, Bình Định - “báu vật” cổ có niên đại hơn 1.000 năm, các đơn vị thi công đã có những dấu hiệu vi phạm Luật Di sản khi đưa xe múc vào di tích để thi công, đổ đất đá sát di tích, xây dựng bồn hoa sặc sỡ ngay chân tháp... Mặc dù việc này đã được chính quyền địa phương chỉ đạo xử lý khắc phục, nhưng vẫn gây ra nhiều ý kiến phản ứng. Hay như Đình Chèm - công trình kiến trúc cổ được ví như “báu vật” nghìn năm của kinh thành Thăng Long - Hà Nội mai một dần những nét đặc sắc về kiến trúc, giá trị lịch sử và văn hóa sau những lần trùng tu…

Minh bạch, công khai khi trùng tu

Công tác trùng tu di tích luôn là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Vì vậy, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi có những hạn chế, bất cập phát sinh. Trùng tu như thế nào để thực sự mang lại hiệu quả luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của cộng đồng và những người có chuyên môn.

Theo PGS.TS Lê Quý Đức, ở Việt Nam đã có nhiều công trình sau trùng tu dẫn đến làm hiện đại hóa di tích lịch sử văn hóa. Vì vậy, khi tu bổ, tôn tạo cần tuân thủ nghiêm nguyên tắc đã được đề ra. Muốn làm được điều đó thì người làm công tác trùng tu cần phải có kỹ năng, kỹ thuật, trình độ. Nước ta có hàng nghìn di tích lịch sử, nhưng việc đào tạo về công tác trùng tu, tu bổ lại đang rất thiếu và chưa được chỉn chu. Bên cạnh đó, vẫn còn hiện tượng tiêu cực trong quá trình trùng tu, lợi dụng việc đầu tư trùng tu để tham nhũng, gây lãng phí.

Còn theo KTS Trương Ngọc Lân, cần công khai, minh bạch quá trình trùng tu. Việc này phần nào giúp người dân hiểu rõ hơn về công tác trùng tu di tích, góp phần ngăn chặn những dư luận không đáng có. Ở một số nước khi trùng tu, họ đã thực hiện một cuộc triển lãm riêng để giới thiệu phương thức trùng tu, quá trình trùng tu một cách rõ ràng, cặn kẽ. Quá trình triển lãm, giải thích công cuộc trùng tu hay còn gọi là minh bạch hóa kỹ thuật trùng tu sẽ sẽ giúp người dân hiểu về công việc này khoa học, tỉ mỉ ra sao.

Ông Lân cũng cho rằng, hiện chúng ta chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức về việc truyền thông trong công việc trùng tu, khiến thông tin đến với người dân còn hạn chế, gây ra những tranh cãi không đáng có.

Việc trùng tu di tích dù có chính xác đến đâu cũng chỉ đạt đến hiệu quả nhất định so với giá trị gốc ban đầu. Tuy nhiên nó sẽ đạt kết quả tốt nhất khi chúng ta tuân thủ đúng các nguyên tắc và quy định về trùng tu di sản. Điểm a khoản 1 và khoản 2, Điều 34 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định: “Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích, hạn chế can thiệp làm giảm hoặc thay đổi đặc điểm, giá trị di tích, đồng thời ưu tiên bảo quản, gia cố, sau đó mới đến tu bổ, tôn tạo”.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Tối 6/9, tại Stockholm, Thụy Điển, nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Bộ VHTTDL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển nhằm quảng bá giá trị, tinh hoa văn hóa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế nói chung và người dân Thụy Điển nói riêng.

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng. Không chỉ vậy, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài còn là một sứ giả để lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội; yêu cầu Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

Tổ quốc

Tổ quốc

"Tổ quốc" là nhan đề bài thơ của tác giả Nguyễn Loan (thành phố Huế) được đăng tải trên báo Lào Cai cuối tuần, số 1001 ra ngày 31/8/2024. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Văn Bàn: [Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những “địa chỉ đỏ” gắn liền với lịch sử và truyền thống cách mạng, như: Khu vực Quảng trường Ba Đình, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, di tích Nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường Cách mạng Tháng tám… thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan dịp nghỉ lễ Quốc khách 2/9.

fbytzltw