Thái Lan đóng cửa biên giới, cấm khách du lịch Campuchia

Thái Lan đã áp đặt lệnh hạn chế đi lại qua các cửa khẩu biên giới trên đất liền, bao gồm cả việc cấm khách du lịch Campuchia nhập cảnh khi hai nước có hành động trả đũa do tranh chấp biên giới.
Loạt biện pháp trả đũa cứng rắn
Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 24/6, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết biện pháp mới nhằm tăng cường kiểm soát an ninh, sau vụ đụng độ vũ trang ngày 28/5 khiến một binh sĩ Campuchia thiệt mạng tại khu vực lãnh thổ đang tranh chấp. Thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh chỉ những trường hợp đặc biệt như học sinh, bệnh nhân hoặc người cần mua nhu yếu phẩm mới được phép qua lại biên giới. Tất cả hoạt động du lịch và thương mại không thiết yếu đều bị đình chỉ.
"Chúng tôi buộc phải hành động để đảm bảo an toàn và trật tự trong bối cảnh căng thẳng chưa được giải quyết hoàn toàn”, bà Paetongtarn nói và cho biết lệnh cấm này phần nào nhằm ngăn chặn tình trạng công dân Thái Lan đổ sang các sòng bạc ở Campuchia, nơi vốn bị cáo buộc liên quan đến nhiều hoạt động lừa đảo xuyên biên giới.
Quân đội Thái Lan cùng ngày xác nhận đã triển khai biện pháp đóng cửa tại tất cả các cửa khẩu giáp Campuchia thuộc năm tỉnh biên giới. "Chúng tôi sẽ chỉ cho phép qua lại trong các trường hợp thực sự cần thiết”, thông cáo của quân đội nêu rõ.
Ngoài các biện pháp kiểm soát biên giới, Thái Lan cũng đang xem xét lệnh cấm xuất khẩu các thiết bị có thể bị sử dụng trong các đường dây lừa đảo tại Campuchia. Chính phủ Thái tuyên bố sẽ hợp tác với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế nhằm triệt phá mạng lưới tội phạm mạng tại Đông Nam Á. Đây là vấn đề từng được Liên Hợp Quốc cảnh báo trong báo cáo hồi tháng 4, trong đó chỉ rõ Campuchia là điểm nóng của các chiêu trò lừa đảo trực tuyến như "tình giả, tiền thật”, đầu tư ảo và cá cược phi pháp.
Các biện pháp cứng rắn của chính quyền Thái Lan diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Paetongtarn đối mặt với chỉ trích từ các nhóm dân tộc chủ nghĩa trong nước. Bà bị cho là có thái độ mềm mỏng với Campuchia - quốc gia có mối quan hệ thân thiết với gia đình bà, đặc biệt là cựu Thủ tướng Hun Sen - người từng nắm quyền hơn 40 năm và hiện là Chủ tịch Thượng viện Campuchia.
Một cuộc điện đàm bị rò rỉ gần đây giữa bà Paetongtarn và ông Hun Sen đã châm ngòi làn sóng phản đối dữ dội, trong đó nhiều ý kiến cho rằng bà đã "hạ mình” trước lãnh đạo Campuchia và gọi chỉ huy quân đội Thái Lan tại khu vực tranh chấp là "đối thủ”, khiến hình ảnh đất nước bị suy yếu. Nhiều nhóm hoạt động dân tộc chủ nghĩa đang kêu gọi tổ chức biểu tình trong tuần này để gây sức ép buộc bà Paetongtarn từ chức.
Phản ứng trước động thái từ Bangkok, phía Campuchia đã áp dụng loạt biện pháp đáp trả, trong đó có việc chặn một số dịch vụ internet và ngừng nhập khẩu điện, nhiên liệu từ Thái Lan. Trước đó, Campuchia phụ thuộc khoảng 30% nguồn cung xăng dầu từ nước láng giềng.
Hiện tình hình biên giới Thái Lan - Campuchia vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Khách du lịch Thái Lan giảm mạnh
Tờ Bangkok Post cho hay, sau khi Thái Lan đóng cửa một số cửa khẩu biên giới vào ngày 7/6 do căng thẳng gia tăng giữa hai nước, lượng khách Campuchia đến Thái Lan giảm 44%. Đà sụt giảm tiếp tục diễn ra với mức thấp kỷ lục lên tới 81% ghi nhận vào ngày 14/6. Tính riêng tháng 6, lượng khách Campuchia đến Thái Lan giảm 48%, còn gần 15.000 lượt.
Năm ngoái, Thái Lan đã đón hơn 553.000 lượt khách Campuchia, trung bình khoảng 1.500 lượt mỗi ngày.
Bà Thapanee Kiatphaibool - lãnh đạo Cơ quan du lịch Thái Lan (TAT) - cho biết, các xung đột biên giới gần đây chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành du lịch Thái Lan, nhưng ở một số địa điểm tham quan đã ghi nhận tác động nhẹ, do lo ngại về an ninh khiến nhiều du khách quyết định hoãn chuyến đi.
Hồi tháng 4, báo cáo của Liên Hợp Quốc nêu rõ Campuchia là trung tâm của các hoạt động lừa đảo, trong đó những kẻ lừa đảo trực tuyến sẽ dụ dỗ nạn nhân bằng nhiều chiêu trò như hẹn hò qua mạng, mời chào đầu tư và các chương trình đánh bạc bất hợp pháp. Việc này có phần ảnh hưởng đến ngành du lịch Thái Lan.
Theo dữ liệu của Chính phủ Thái Lan mà Bloomberg thu thập được, lượng du khách nước ngoài đến xứ sở Chùa Vàng đã giảm trong tháng thứ 4 liên tiếp, tính đến tháng 5 giảm 14%, tương đương giảm 2,6 triệu người. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2021 đến nay.
(Theo TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw