Tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc, cả vùng cần liên kết, tập trung khai thác, phát triển sản phẩm chung là thế mạnh của vùng để tạo ra giá trị lớn hơn, lợi ích lớn hơn khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Nhiều tiềm năng xúc tiến xuất khẩu hàng hoá vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích đồi rừng rộng lớn, đa dạng khí hậu, thổ nhưỡng, đa dạng sắc tộc… Bên cạnh đó, vùng Trung du và miền núi phía Bắc còn có thuận lợi lớn về đường biên giới rất dài với Trung Quốc - thị trường khổng lồ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đối với thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng.

Các mặt hàng nông sản của vùng Trung du và miền núi phía Bắc như nhãn, vải, xoài, chanh leo, chuối, mận, bơ,... rất được ưa chuộng tại thị trường khu vực châu Á - châu Phi.
Các mặt hàng nông sản của vùng Trung du và miền núi phía Bắc như nhãn, vải, xoài, chanh leo, chuối, mận, bơ,... rất được ưa chuộng tại thị trường khu vực châu Á - châu Phi.

Theo ông Đỗ Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương, nhiều loại cây ăn quả của vùng Trung du và miền núi phía Bắc được trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sang các thị trường như Australia, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc như nhãn, vải, xoài, chanh leo, chuối, mận, bơ,…

Các mặt hàng này thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả xuất khẩu tốt, được sự ưa chuộng của người tiêu dùng nước ngoài và hiện đang giữ thị phần lớn tại các thị trường khu vực châu Á - châu Phi. Dư địa mở rộng thị trường đối với các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của vùng sang khu vực này còn rất lớn.” - Ông Đỗ Quốc Hưng chia sẻ.

Tại thị trường châu Âu - châu Mỹ, ông Nguyễn Hồng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết, xuất khẩu các mặt hàng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc sang khu vực này trong 2 tháng đầu năm đã có sự tăng trưởng đáng kể.

Cụ thể, gỗ đã tăng trưởng đột biến trở lại, đạt 1,36 tỷ USD, tăng 49,4% so với cùng kỳ năm ngoái; hàng rau quả đạt hơn 93 triệu USD, tăng hơn 18%; thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt gần 18 triệu USD, tăng hơn 238%; xuất khẩu gạo đạt gần 28 triệu USD, tăng gần 238%; và xuất khẩu chè gần 3,9 tỷ USD, tăng hơn 17%.

Về dài hạn, xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam nói chung, vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng sang thị trường châu Âu - châu Mỹ vẫn còn nhiều tiềm năng vì Việt Nam là nước có lợi thế xuất khẩu đặc biệt khi sở hữu tới 16 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định với các nước, khu vực thị trường châu Âu - châu Mỹ.

Đồng bộ giải pháp xúc tiến thương mại vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Mặc dù vậy, theo đánh giá của , các địa phương trong vùng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của vùng, chưa biến tiềm năng thành động năng, tiềm lực, nguồn lực.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động hằng năm cho hoạt động xúc tiến thương mại chung cả vùng.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động hằng năm cho hoạt động xúc tiến thương mại chung cả vùng.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, hoạt động xúc tiến thương mại của các địa phương trong vùng hiện nay vẫn còn manh mún, chưa có sự liên kết để tạo nên các hoạt động xúc tiến chung cho cả vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đồng thời, công tác xúc tiến thương mại cũng chưa được lãnh đạo các địa phương quan tâm một cách sâu sát, dành nhiều nguồn lực như kinh phí, nhân lực để thực hiện.

Hàng hoá vùng Trung du và miền núi phía Bắc dù đa dạng, đặc biệt là nông lâm sản, nhưng sản lượng hàng hoá lại không đủ lớn để đáp ứng đơn hàng nhập khẩu quốc tế, đặc biệt các nhà nhập khẩu Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc.

Vì vậy, ông Vũ Bá Phú đề nghị, lãnh đạo UBND các địa phương quan tâm, dành nhiều thời gian, nguồn lực hơn nữa cho công tác xúc tiến thương mại, trong đó ưu tiên các hoạt động xúc tiến thương mại trong vùng, địa phương và các tỉnh.

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình hành động hằng năm cho hoạt động chung cả vùng, đề nghị lãnh đạo địa phương quan tâm dành nguồn lực cho các hoạt động xúc tién thương mại chung của cả vùng.” - Ông Vũ Bá Phú nói đồng thời bày tỏ mong muốn các địa phương quan tâm, có cơ chế để hình thành nên công ty, tập đoàn chuyên doanh hoặc chuyên xuất nhập khẩu để thực hiện hoạt động ngoại thương một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Cần tập trung phát triển mạng lưới giao thông cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Cần tập trung phát triển mạng lưới giao thông cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, các địa phương cần tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là phát triển mạng lưới giao thông cho . Cùng với các giải pháp đồng bộ khác, các địa phương trong vùng cũng cần tăng cường xúc tiến thương mại trên nền tảng số giúp các doanh nghiệp, địa phương khai thác tốt các thông tin về cửa khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; phát triển các loại hình dịch vụ gắn với phát triển kinh tế cửa khẩu, trọng tâm là dịch vụ logistics, đại lý hải quan, tư vấn pháp luật, kiểm nghiệm, kiểm dịch theo hướng chất lượng, văn minh, hiện đại, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, thương nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn.

Bên cạnh đó, triển khai hoạt động kết nối doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp (đặc biệt là hàng nông, lâm, thủy sản) tới các đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường.

Cục Xuất nhập khẩu cũng đề nghị các tỉnh miền núi phía Bắc cần tăng cường công tác theo dõi tình hình tại các cửa khẩu, kịp thời thông báo, khuyến cáo tới các địa phương có hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc, đặc biệt là hoa quả, nông sản để chủ động, nâng cao hiệu quả của công tác điều tiết hàng hóa và phương tiện.” - Đại diện Cục Xuất nhập khẩu chia sẻ.

Tăng cường liên kết vùng để tạo lợi ích lớn hơn

Đồng tình và đánh giá cao những đề xuất, khuyến nghị của đại diện các đơn vị nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng xuất nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã có rất nhiều cố gắng để vượt qua khó khăn và phục hồi kinh tế của vùng cũng như của cả nước.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức ngày 12/4/2024 vừa qua.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức ngày 12/4/2024 vừa qua.

Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị, cả vùng cần liên kết, tập trung khai thác, phát triển sản phẩm chung là thế mạnh của vùng để tạo ra giá trị lớn hơn, lợi ích lớn hơn khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm thế mạnh của địa phương trên thị trường quốc tế, đồng thời tăng cường kết nối với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để cập nhật thông tin, xu hướng của thị trường nước ngoài.

Các Sở Công Thương, các địa phương cũng như doanh nghiệp cần phối hợp với các sàn thương mại điện tử để nắm bắt những nội dung, xu hướng tiêu dùng mới để tự nâng cao năng lực kinh doanh trên môi trường số.

Bộ Công Thương sẽ đồng hành, hỗ trợ các địa phương để xúc tiến xuất khẩu có hiệu quả, hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ của vùng Trung du và miền núi phía Bắc tìm được hướng đi thị trường phù hợp trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều yếu tố bấp bênh, ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại Việt Nam hiện nay…” - Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

tapchicongthuong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw